Trẻ em thường làm những trò ngu ngốc để khám phá thế giới [1], và chúng ta vẫn thường dặn nhau rằng hãy để chúng được tự do làm việc ấy. Giấy phép “được phép ngu ngốc” thậm chí được gia hạn cho đến tận những năm đầu đi làm.
“Quỹ vị tha” của nhân loại dường như rất kiên nhẫn trong việc đảm bảo rằng những thế hệ trẻ có thể thành công trong việc khám phá thế giới mình đang sống mà không gặp quá nhiều trở ngại. Nhưng, vì sao chỉ trẻ em và những người trẻ tuổi mới được phép sai lầm?
Liệu tất cả người lớn có thực sự hiểu đủ nhiều về thế giới họ sống – đến mức không cần được ưu ái nữa?
Tôi không nghĩ thế, và tôi biết rằng bạn cũng không nghĩ thế.
Nhưng có lẽ “quỹ vị tha” không có đủ sự vị tha để chia đều cho tất cả mọi người, và do vậy, chỉ có thể dành cho nhóm cần đến nó nhất. Người lớn khi mắc phải sai lầm trong lúc đang có những cam kết mạnh mẽ với pháp luật, cơ quan và gia đình, sẽ tạo ra rủi ro lớn đến mức thiệt hại phía sau đó nhiều người phải gánh – thay vì chỉ kẻ gây ra sai lầm.
Thế giới người lớn tham gia vào đơn giản là quá phức tạp và khắc nghiệt. Nhưng dường như phần lớn chúng ta không thực sự hiểu về chính thế giới ấy.
Một thế giới, không hơn không kém, tạo nên từ trí tưởng tượng và hàng loạt quy ước như cách trẻ con chơi đồ hàng [2].
- Thế giới quy ước và những thực thể tưởng tượng vĩ đại.
Dưới góc nhìn của khoa học, nam châm trái cực hút nhau là một sự thật. Nó sẽ luôn xảy ra trên thực tế (trong phạm vi những giả định đi kèm). Cho đến nay, người ta đã thống nhất rằng sự thật trên (và những sự thật khác cùng nhóm) vận hành dựa trên một quy luật tự nhiên nào đó [3]. Mặc dù câu chuyện phía sau quy luật này vẫn là một vùng vô tận gây tranh cãi, nhưng từ lâu chúng ta đã thống nhất rằng đó là một quy luật con người không thể tạo ra, cũng không thể can thiệp.
Nhìn chung, quy luật tự nhiên là thứ đã có sẵn trong thế giới tự nhiên. Cách chúng ta và những sinh vật khác sinh ra, chết đi là một vài kiểu sự kiện tiêu biểu tuân theo các quy luật này. Thế giới vô cơ và hữu cơ nói chung đều hoạt động xoay quanh những quy luật tự nhiên này. Nhưng con người, ngoài chuyện chịu sự chi phối của thế giới tự nhiên, còn bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi một thế giới khác – thế giới quy ước do chính mình tạo ra.
Chúng ta là những sinh vật đặc biệt. Có nhiều điều để kể cho chỉ hai chữ “đặc biệt”, một trong số đó là việc ta có ý thức, nhận thức, trí tưởng tượng và khả năng suy nghĩ trừu tượng [4].
Trí tưởng tượng giúp con người kiến tạo ra những gì không có thực ở thế giới tự nhiên, nhưng lại vô cùng sống động bên trong tâm thức của rất nhiều người, để từ đó tạo động lực tác động ngược đến thế giới tự nhiên. Loài người là giống loài duy nhất có khả năng kể cho nhau nghe về một thành phố, để rồi cả triệu người cùng nghĩ về thành phố ấy và thực sự cùng sống bên trong nó [5]. Chó, khỉ hay đa số những sinh vật khác không có khả năng tự nghĩ ra những thứ không có thật như vậy. Bạn không thể xin con khỉ một trái chuối với lời hứa rằng ngày mai sẽ trả lại một nải, nhưng có thể hỏi mượn tiền của bạn bè và hứa tháng sau trả vì họ có khả năng tưởng tượng đến thực tại bạn đang mô tả. Trí tưởng tượng “xịn” bạn đang sở hữu, được cho là xuất hiện kể từ sau Cách mạng Nhận thức [6].
Tất nhiên việc nói rằng một triệu người tưởng tượng ra thành phố và cùng sống chung giống ý tưởng trong Black Mirror chỉ là ví dụ. Trí tưởng tượng không hoạt động một cách kỳ diệu như thế, trong phần lớn thời gian. Nhưng nó giúp chúng ta tạo ra một “thực tại” tưởng tượng đồng nhất với không gian vật lý có sẵn là thành phố, hay trước đó, thành phố cũng được dựng nên từ chính khả năng tưởng tượng và sáng tạo của con người (tất nhiên cả cách suy nghĩ được kiến tạo lẫn những gì được kiến tạo ra bởi suy nghĩ đều chịu sự ảnh hưởng của không gian vật chất, theo chủ nghĩa duy vật).
Để dễ hình dung hơn, việc người Việt cùng sống trên một khu vực địa lý là một thực tại khách quan, nhưng ý niệm về “đất nước Việt Nam” là một thực tại tưởng tượng liên chủ quan (tức được cảm nhận bởi nhiều người) không có thực. Bản thân hiện thực quy ước này cũng phức tạp như một vũ trụ với những quy luật được con người thiết đặt suốt hàng nghìn năm nay, tồn tại một cách vững chãi và chi phối nhân loại một cách sâu sắc bất kể chúng không hề thực-sự tồn tại hay bất biến như những quy luật tự nhiên khác.
Quay trở lại nội dung chính của bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu một vài thực thể tưởng tượng vĩ đại ta sẽ tiếp xúc khi trưởng thành, để có được hình dung đúng đắn hơn về nó khi bắt đầu chung sống. Cụ thể là công ty và các quốc gia.
Bạn có nhận ra sự thật rằng vũ trụ này không hề tồn tại bất cứ thứ gì gọi là “Monster Box”, “Apple” hay “Google”? Bất kể ta có thể chỉ ra đâu là CEO, đâu là trụ sở chính hay đâu là văn hóa của Google, ta không thể chỉ ra đâu thực sự là “Google”… như cách chỉ rằng “đây là cây táo”, “đây là con chó” hay “đây là tôi”.
Điều tương tự cũng đúng với các quốc gia. Mặc dù chúng ta có thể chỉ ra giới hạn lãnh thổ, dân tộc, thủ đô, ngôn ngữ, văn hóa… của “Việt Nam”, ta vẫn không thể chỉ ra được đâu là “Việt Nam” thực sự, trọn vẹn và đầy đủ. Nếu tinh thần dân tộc đang âm ỉ trong máu của bạn đang bắt đầu khiến bạn lăn tăn và mặt đã hơi nóng lên một tí, hãy nhớ lại sự thiếu chắc chắn của các quốc gia trong lịch sử.
Hàng loạt quốc gia đã bị lãng quên, đến mức tôi không thể kể tên, và bạn cũng chẳng thể nêu ví dụ. Trung Quốc đã biến đổi nhiều đến mức chỉ cần chọn một thời điểm cụ thể nào đó, ta sẽ thấy rằng những đặc điểm nhận diện như diện tích, ngôn ngữ, tộc người, thủ đô (hay bất kỳ đặc tính nào khác tùy bạn chọn) của nó đều đã biến đổi sâu sắc đến mức gần như khác hoàn toàn hiện tại. Ngược lại, những vùng đất như Tiệp Khắc, bất kể dân tộc và ngôn ngữ trên vùng địa lý ấy không có nhiều thay đổi, không thể phủ nhận rằng nó đã biến mất về mặt quy ước (và những thế hệ sau sau nữa có thể sẽ không nhận thức được sự tồn tại của nó). Một số quốc gia khác mặc dù được tạo ra bởi trí tưởng tượng, ngược lại có có rất nhiều người tin là thật [7].
Vì vậy, Việt Nam có thể không thực sự “tồn tại” trong tâm khảm của đứa trẻ nào đó ở Châu Phi, như cách bạn không hề biết rằng thế giới có tồn tại một quốc gia tên Côte d’Ivoire dù nó có đến hơn 25 triệu dân. Nhỏ hơn nữa là các thành phố, tỉnh thành và hơn thế. Làm sao ta có thể biết được nước Mỹ có tồn tại thị trấn tên Schaumburg? Vậy, sự tồn tại của khu vực nhỏ bé thân thuộc ta đang sống liệu có thực sự “tồn tại” trong tâm khảm của 7 tỷ người còn lại trên thế giới?
Không, chúng ta chỉ có những hình dung rất cơ bản về sự tồn tại của họ thông qua dữ liệu thu được, tương tự cách họ hình dung về ta. Sự tồn tại của bản thân ta và những người khác đang núp phía dưới những con số thống kê khá vô cảm như “thế giới có gần 8 tỷ dân và hàng trăm quốc gia”, cùng với nhiều nguồn dữ liệu khác vốn chỉ vừa mới trở nên phong phú hơn trong thời gian gần đây (hình ảnh, âm thanh thay vì chỉ chữ viết như trong quá khứ).
Vì tồn tại trong quy ước chung là chính, nên sự lớn mạnh của một quốc gia hay vùng đất phụ thuộc nhiều vào việc nó được bao nhiêu người biết và hình dung đến. Thực ra có thể bạn có biết đến Côte d’Ivoire vì đây chính là Bờ Biển Ngà, quốc gia có đội tuyển thường xuyên tham dự World Cup (những sự kiện quốc tế quả thực rất quan trọng). Mỹ cũng là một quốc gia nhiều người nhớ đến ở thời điểm hiện tại, đến mức người ta thuộc tên nhiều thành phố và những đặc điểm của chúng ngay cả khi chưa từng đặt chân đến. Nhưng vĩ đại hơn cả có lẽ là Hy Lạp hay La Mã, vẫn đang tiếp tục “sống” trong hình dung của những người sống ở thời cách điểm kết thúc của nó hàng nghìn năm. Hàng tỷ người đã sinh ra và chết đi trong hàng nghìn năm đều phần nào biết đến sự tồn tại của những quốc gia vĩ đại, quả là một sự đồ sộ khó có thể hình dung nổi.
Thực ra đây không phải một sự thật mới mẻ đáng để bối rối. Trái với loài người, chó mèo hay cây táo vốn được sinh ra từ tự nhiên, sự tồn tại của các quốc gia chỉ xuất hiện gần đây, kể từ khi con người biết cách đặt ra quy ước với nhau rằng “như thế nào là một quốc gia” [8]. Đế chế Hy Lạp cách đây hàng nghìn năm nghe chừng xa xôi, nhưng người hiện đại xuất hiện lần đầu đâu đó tận 300.000 năm trước [9]. Lâu đến mức tất cả chúng ta đều không đủ khả năng hình dung xem nó lâu đến mức nào, trừ khi nghiêm túc lấy giấy bút ra để vẽ một trục tọa độ minh họa.
Vì vậy, mặc dù hơi phản trực giác, sự tồn tại của các quốc gia không hơn không kém là một sự quy ước, chúng chỉ là các thực thể tồn tại trong trí tưởng tượng của chúng ta, và sẽ chết đi khi không còn ai lưu giữ bất kỳ ký ức nào về chúng nữa.
Nhưng điều này chỉ phản trực giác khi hai từ “tưởng tượng” được đánh giá quá thấp. Trí tưởng tượng của bạn có thể bị bạn bè bĩu môi và bố mẹ đòi vứt vào sọt rác, nhưng trí tưởng tượng của rất-nhiều-người lại là thứ quyết định cách thực tại hoạt động [10].
Hơn nữa, khi có cho mình trí tưởng tượng cùng khả năng suy nghĩ trừu tượng, con người không chỉ tưởng tượng ra sự tồn tại đơn độc của quốc gia. Chúng ta có hệ thống đạo đức, luân lý, luật pháp, tôn giáo, hệ thống tiền tệ… đi cùng sự tồn tại của quốc gia, và dù tất cả chúng đều là quy ước, không có thực trong thế giới tự nhiên (nhưng hình thành dựa trên quy luật của thế giới tự nhiên), tự thân những thực thể này liên kết với nhau và với thế giới tự nhiên để tạo nên một thực tại tối thượng không để bất kỳ cá nhân nào có khả năng phản kháng thông qua niềm tin đơn lẻ của mình [11].
Theo định luật tự nhiên, nam châm trái cực đã hút nhau kể từ khi vũ trụ được khai sinh và không thay đổi từ trước đến nay. Nhưng kể từ sau khi ra đời luật pháp, người ta có thể tạo ra những “định luật” có sức nặng không kém, như việc phải tuân lệnh một cá nhân gọi là “vua” dưới chế độ quân chủ chuyên chế, hay chấp nhận chuyện “chính phủ là tổ chức được phép dùng bạo lực hợp pháp trong xã hội” kể từ khi nhà nước ra đời, hay “Tổng thống phải là người được bầu ra bởi người dân” ở các quốc gia dân chủ. Những thứ kiểu kiểu thế, tuy không có ý nghĩa gì với vũ trụ này, nhưng lại tồn tại một cách chắc chắn trong các cộng đồng như thể “nam châm trái cực thì phải hút nhau”. Sự khác biệt có lẽ nằm ở việc nam cham trái cực sẽ luôn hút nhau mãi về sau, còn các thể chế chính trị quy ước sẽ liên tục thay đổi đến mức không cá nhân nào lường trước được.
Nhưng cần lưu ý, khi bảo rằng thứ gì đó “không có thực”, “chỉ nằm trong trí tưởng tượng”, điều đó không hề mang nghĩa tiêu cực. Hãy thử tự suy nghiệm qua một thí nghiệm tưởng tượng nhỏ. Giả sử một ngày nào đó Trái Đất bị xâm lược bởi một nhóm người ngoài hành tinh nào đó và toàn bộ con người bị tiêu diệt, chẳng phải toàn bộ những thứ chúng ta tin rằng vững chắc như hệ thống pháp luật, đạo đức và quy ước về quốc gia sẽ bỗng dưng trở nên vô giá trị và hoàn toàn biến mất – ít nhất trong góc độ những sinh vật sống đang đứng trên Trái Đất?
Ở quy mô nhỏ hơn, trong những sự kiện ngoại lệ như chiến tranh hoặc bạo loạn, con người cũng dần nhận ra tính vô hình của những luật lệ, đạo đức và có thể trở nên mất kiểm soát [12]. Gần nhất là hình ảnh một người biểu tình ngồi lên ghế chủ trì trong tòa nhà Quốc hội Mỹ. Khoảnh khắc một người dân bình thường ngồi lên vị trí (có thể xem là) “ngai vàng” thiêng liêng của quốc gia số 1 thế giới, có lẽ anh ta đã nhận ra chiếc ghế chỉ là hiện thân vật lý của một quy ước vĩ đại vô hình. Chiếc ghế có thể bị lấy cắp, nhưng không ai đánh cắp được hệ thống quy ước đã được ghi lại bởi văn bản và nằm trong tâm trí rất nhiều người.
Để tìm hiểu sâu hơn, bạn có thể tự tìm hiểu bằng cách tìm tài liệu sâu hơn về định nghĩa “quốc gia” (state, nation, nation-state), về “cộng đồng tưởng tượng” (imagined community) được phát triển bởi Benedict Anderson, “cộng đồng trừu tượng” (abstract community) được phát triển bởi Paul James, diễn giải dễ hiểu của Yuval Noah Harari về “imagined societies” trong Homo Sapiens hay rộng hơn là khái niệm “tưởng tượng xã hội” (social imaginary) trong xã hội học, triết học, nhân học.
(Hoặc bạn có thể chờ chúng tôi khai thác chủ đề này sau, khi đã đọc được nhiều hơn về và đủ để đưa ra một vài bài viết nhập môn đại khái).
- Các công ty và danh tính pháp nhân.
Tất nhiên các công ty cũng vậy – cũng là một phát minh gần đây, tồn tại hoàn toàn dựa trên niềm tin, trí tưởng tượng và quy ước của số đông. Và nó cũng liên quan mật thiết đến nhà nước và luật pháp – vốn cũng là hai thực thể quy ước khác.
Trong “thế giới quy ước” của nhân loại, Google tồn tại như một “thực thể” có thể chỉ ra được thông qua các mô tả, dù những thứ đại diện ở thế giới vật lý chỉ hoàn toàn trống rỗng. Trụ sở Google không khác gì căn hộ chung cư bạn đang ở (tương tự với chiếc ghế ở văn phòng Quốc Hội và ghế ngoài quán cơm), ít nhất một chú chó sẽ thấy thế, nhưng bạn lại nhìn nhận tòa nhà và chiếc ghế kia không chỉ qua hình ảnh mắt thu được, còn thông qua nhận thức vốn đã được rèn dũa để nhận ra dấu hiệu của “Google” hay “Chính phủ Mỹ” – vốn là những thực thể vĩ đại trong mắt nhiều người.
Đây không phải logic duy tâm hay siêu hình, có thể tiếp cận thông qua hệ thống quy ước đang dùng: luật pháp.
Dưới góc nhìn của hệ thống luật pháp, công ty được xem là “legal person” (pháp nhân) [13]. Biết rằng, pháp nhân là một “người” trong hệ thống luật pháp, có thể thực hiện toàn bộ hành động pháp lý (như bị kiện, khởi kiện, giao kết hợp đồng, sở hữu tài sản…). Pháp nhân có thể là người hoặc không phải người. Trong đó, người được gọi là “natural person” (thể nhân) còn các vật khác là “juridical person” (pháp nhân).
Khi bạn là luật sư tiếp nhận vụ kiện giữa một người và một công ty, bạn sẽ chỉ thấy tranh chấp giữa 2 “legal person” dựa trên hệ thống luật pháp đã định sẵn. Lúc này, công ty hoàn toàn một “người” trong hệ thống luật pháp, dù chắc chắn không phải “người” theo định nghĩa thông thường [14].
Luật pháp (phổ biến) cũng quy định rằng, một công ty cần phải có tính kế thừa vĩnh viễn (perpetual succession), sao cho chính nó có thể tồn tại, bất kể tai nạn, thương tật hay sự thay thế của các thành viên bên trong đó cũng không gây ảnh hưởng (ngoại trừ một số vị trí quan trọng) [15]. Và những công ty, tập đoàn lớn, được cho là có khả năng tự vận hành, tự điều hòa sao cho quyết định của từng cá nhân bên trong đó không thể ngay lập tức biến đổi hay gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng đến chính nó [16].
Công ty sẽ tồn tại, và chỉ được công nhận là có tồn tại, khi được pháp luật và nhà nước công nhận. Nghĩa là, những khái niệm tưởng tượng đang tạo ra nhau. Trong phần lớn thời gian và phần lớn trường hợp, những khái niệm chúng ta đã tạo nên bỗng dưng trở nên mạnh mẽ hơn bất kỳ mong muốn đơn lẻ cá nhân nào phía trong đó. Cơ bản vì sức mạnh của những quy ước đến từ việc được công nhận bởi nhiều người – và những người này đang chung sống với nhau bên ngoài thế giới vật lý, chứ không chỉ trong tưởng tượng.
Lũ sói có thể đánh nhau thông qua bản năng, như một quy luật tự nhiên. Nhưng con người có thể đưa ra một hành động, hoặc ngừng lại một hành động không vì bản năng, mà vì những quy ước họ đã chấp thuận. Chẳng hạn, một nô lệ có thể để yên bị chủ nhân trừng phạt, hoặc một người lính sẵn sàng ra chiến trận để hi sinh vì quốc gia bảo thế. (Đừng vội phán xét tính đúng sai của những câu chuyện này).
Khái niệm “công ty” (corporation) được cho là bắt đầu từ đế chế La Mã, dưới thời Justinian. Chúng được dùng để chỉ các tổ chức gồm nhiều người như nhà nước, thành phố, hiệp hội tư nhân, các giáo phái, câu lạc bộ… Từ gốc latin là corpus, nghĩa là “cơ thể của con người” (body of people). Lúc bấy giờ, sự công nhận của nhà vua giúp những tổ chức này có thể tự dùng danh nghĩa để đứng ra thực hiện một số hành vi pháp lý và nhận các đặc quyền dành cho chính nó [17]. Việc tạo ra khái niệm trừu tượng từ đầu còn nhằm mục đích tạo ra một thực thể vĩ đại có thể sống lâu hơn bất kỳ thành viên nào tạo nên nó (thậm chí vĩnh viễn) [18].
Xuyên suốt trong tiến trình phát triển của văn minh, chúng ta cần đến những khái niệm quy ước để tạo nên xã hội ngày càng phức tạp, vì quả thực, những cá nhân homo sapiens quá nhỏ bé để có thể làm nên bất kỳ điều gì lớn lao.
Việc có thể kể cho nhau, và cùng hiểu về thực tế tưởng tượng “một con voi rừng to lớn đủ để chia thịt cho tất cả chúng ta trong nửa tháng liền” quả thực đã tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy việc hợp tác đi săn con voi ấy [19]. Rồi những lời hứa khác về gia tộc, bộ lạc, thành bang, công ty, tập đoàn, quốc gia… đã giúp con người cùng chung sống, hợp tác trong thời gian dài và hướng về lợi ích chung – bất kể rằng rất có thể nó không có thật từ đầu. Những lời hứa, chính nó, đã giữ vai trò như một lời tiên tri tự hoàn thành.
Biết rằng, kể từ sau khi khái niệm “quốc gia” xuất hiện, con người đã khám phá ra nhiều vùng đất và tạo ra nhiều nền văn minh (rồi chúng lại gặp nhau, mâu thuẫn và tạo nên những nền văn minh lớn hơn) [20]. Hay gần đây, sự xuất hiện của các tập đoàn đa quốc gia đã ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế – chính trị thế giới [21]. Gần như mọi công trình có tầm vóc nhân loại đều chỉ có thể trở thành hiện thực dựa trên nguồn lực tập trung từ những “thực thể” lớn này.
Do vậy, trong bối cảnh thế giới ngày càng trở nên phức tạp, và công việc ngày càng chuyên môn hóa sâu sắc [22], sự trưởng thành cũng đồng nghĩa với việc thiết lập mối quan hệ với nhiều người khác, bên dưới các “thực thể”. Gián tiếp, ta cũng chịu sự chi phối và hoạt động dựa trên tác động vĩ mô của chúng, và dần bị tách ra khỏi cuộc sống trước trưởng thành vốn được bảo bọc trong một vùng xã hội tương đối nhỏ và đơn giản.
Trong phần lớn trường hợp, sau khi qua mốc tuổi nhất định được quy định bởi luật pháp (thường là 18), bạn sẽ có tư cách trở thành “legal person” (cụ thể hơn là thể nhân, để phân biệt với pháp nhân), bắt đầu bước vào thế giới quy ước với các quyền lợi và nghĩa vụ nhất định. Việc cung cấp danh tính pháp nhân sẽ là lợi thế với những người chủ động, vì danh tính này giúp họ làm được nhiều việc hơn khi còn bé, nhưng sẽ tương đối nhàm chán với những cá nhân thụ động không mong mỏi làm gì và chỉ muốn được bảo vệ như những đứa trẻ. Vì về cơ bản, trẻ em tuy không được phép ký kết hợp đồng hay các hành vi pháp lý tương tự, nhưng được pháp luật bảo vệ hơn cả người trưởng thành. Với những người vốn đã không mong làm gì mới mẻ khi lớn lên, việc mãi mãi là một đứa trẻ xem chừng hấp dẫn hơn. Có hẳn tên gọi cho kiểu “mãi không muốn lớn” này, gọi là hội chứng Peter Pan [23].
Nhìn chung, việc sống cùng với các “thực thể xã hội vĩ đại” không thể phân loại tích cực hay tiêu cực (biết rằng các phân loại này cũng từ việc ta chịu ảnh hưởng bởi xã hội), nhưng điều chắc chắn hơn là có thể không phù hợp với tất cả mọi người.
Vì thế, vẫn có những người chọn sống tách khỏi hệ thống kinh tế toàn cầu, vô chính phủ, để sống với những “thực thể” bé hơn như văn hóa làng xã hay quy định nội khu ở một ngôi làng hẻo lánh nào đó. Hay thậm chí ở một mình, và tách biệt hoàn toàn khỏi mọi quyền lợi và trách nhiệm với thế giới [24]. Hoặc có những người khác, chọn sống thông qua việc luồn lách giữa những kẽ hở của các định chế quy ước, né tránh hoặc lợi dụng chúng [25].
Nhìn chung không có bất kỳ điểm tựa nào đủ vững chắc để đánh giá quyết định của họ, vì ngay từ đầu, họ đã ra khỏi các quy ước, còn chúng ta lại đánh giá ở góc độ của những người đang tham gia vào quy ước. Họ sẽ chỉ chịu ảnh hưởng bởi những quy luật tự nhiên không thể thay đổi của vũ trụ, như nam châm hai cực thì hút nhau, và già thì sẽ chết.
Biết rằng, xã hội trước kia không giống ngày nay, tương lai lại càng không giống. Có quan điểm cho rằng thế giới một ngày nào đó sẽ chỉ còn một chính phủ chung, hoặc không còn bất kỳ chính phủ nào [26].
Nhưng bất kể như thế nào đi chăng nữa, trong cái chớp mắt của vũ trụ, mọi thứ diễn ra trên hành tinh này hoàn toàn là một mớ vô nghĩa.
Thế nên, khi loài người vẫn đang tận hưởng trò chơi vĩ đại của chính mình, các cá thể bên trong ấy hãy…
(à quên mất, chúng tôi không giỏi việc đưa ra lời khuyên, hãy tự điền vào chỗ trống nhé).
(hình như vừa rồi cũng là một lời khuyên thì phải?)
#MonsterBox
*Bài viết này không phải “chân lý” hay “sự thật”, chỉ là diễn giải lại theo quan điểm của một số trường phái. 4000 chữ có thể chưa đủ để diễn tả đầy đủ, nhưng chúng tôi rất vui lòng nếu được các bạn chỉ ra lỗi sai và hướng dẫn sửa chữa.
__________________________________
IMAGINED REALITY AND LEGAL STATUS
Kids often do stupid things to explore the world [1], and we remind ourselves to let them freely do that. The “stupidity allowance” is even extended until early years of work.
The “altruistic fund” of humanity seems to be very patient in ensuring that younger generations can gain success in exploring the outside world without much trouble. However, why should only kids or young people be allowed to make mistakes?
Can every adult really understand enough about the world they are living in – to the point of not being favored?
I don’t think so, and I know neither do you.
Perhaps the “altruistic fund” does not have enough altruism to be shared equally among all, and therefore, can only be given to those who need it the most. Adults making mistakes while having strong commitments to the law, to their work and family, will create great potential risks, whose damages would involve other innocent people – instead of only the troublemaker.
The world that adults take part in is simply too complicated and harsh. Unfortunately, we don’t really seem to understand the world itself.
A world made up of nothing more than imagination and tons of rules like the way kids play with toys [2].
- Imagined reality and great fictional entities
From a scientific point of view, opposite poles of magnets attracting each other is a fact. It will always happen in reality (within the accompanying assumptions). Until now, it has been agreed that the above mentioned fact functions based on a certain law of nature [3]. Although the story behind this law remains an infinite area of controversy, we have long agreed that it is a law which humans cannot create, nor can they interfere with.
Generally speaking, the law of nature is something readily available in the natural world. The way we, and other living organisms, are born and die are some typical events obeying these laws. The inorganic and organic worlds in general revolve around these natural laws. But humans, in addition to being governed by the natural world, are also strongly influenced by another world – the imagined reality created by themselves.
We are special creatures. There are many things to tell for only a single “special” word, one of which is our consciousness, perception, imagination and ability to think abstractly [4].
Imagination helps people create things that are not real in the natural world, but are extremely vivid in one’s mind, thereby creating a dynamic impact on the natural world. Humans are the only species capable of telling each other about a city, so that millions of others think about it and actually live together within it [5]. Dogs, monkeys or most creatures are incapable of coming up with such illusionary ideas for themselves. You cannot ask a monkey for a banana with the promise that you will return a bunch tomorrow, but you can borrow money from your friends and promise to pay it back next month for they are capable of imagining the reality you are describing. The “genuine” imagination you have, is thought to have appeared since the Cognitive Revolution [6].
Of course saying that a million people imagine the city and live together like the idea in Black Mirror is just an example. Imagination does not work that magically, most of the time. But it helps us create an imaginary “reality” identical to the physical space already available such as a city, or the other way around, a city is also made up of human imagination and creativity.
To make it easier to perceive, the fact that Vietnamese people live together in the same geographical area is an objective reality, but the concept of “the country of Vietnam” is an inter-subjective imaginary reality (that is, felt by many people) is not real. Imagined reality itself is as complex as a whole other universe, with laws having been set by humans for thousands of years that firmly exist and dominate humanity deeply even though they don’t really exist like other natural laws.
Coming back to the main content of the article, we will explore some of the great imaginary entities we will come into contact with as an adult, to get a better picture of it when we begin to coexist. In particular, companies and countries.
Do you realize that this universe contains no such thing as “Monster Box”, “Apple” or “Google”? No matter what the CEO, headquarters or culture of Google can be identified, we cannot point out what “Google” actually is… like the way we say “this is an apple tree”, “this is a dog” or “this is me”.
The same is true for countries. Although we can indicate the territory, ethnicity, capital, language, cultures … of “Vietnam”, we still cannot point out what the actual, complete and sufficient “Vietnam” is. If the patriotism smoldering in your blood is starting to get you freaked out and your face is warming up a bit, remember the uncertainty of countries in history.
So many countries have been forgotten, to the point where I cannot name, and you cannot give an example. China has changed so much that just by picking a specific date, you will find that its identities such as area, language, ethnicity, capital (or whatever else you can think of) have changed so profoundly that it is almost completely different from its current state. In contrast, for lands like Czechoslovakia, where the ethnicity and language of that geographic area have not changed much, it cannot be denied that they have vanished conventionally (and the next generations may not be aware of their existence. Contradictorily, while some other countries are created by imagination, many people believe them to be real [7].
Therefore, Vietnam may not really “exist” in the mind of some African child, like the way you were not aware of a country called Côte d’Ivoire in the world even if it is populated by more than 25 million people. Smaller are cities, provinces, and more. How do we know there’s a town in the US called Schaumburg? So, does the existence of this familiar small area we live in really “exist” in the mind of the remaining 7 billion people in the world?
No, we only have very basic visualizations of their existence through the data obtained. The existence of ourselves and others is lurking under rather insensitive statistics such as “the world has nearly 8 billion people and hundreds of countries”, along with many other sources of data that just recently became richer in recent times (images, sounds instead of just text).
Since it exists in a common convention, the growth of a country or a land depends much on how many people know and can visualize it. In fact, you do know Côte d’Ivoire because it is also known as Ivory Coast, the country whose football team regularly participates in World Cup (international events are very important indeed). The US is also a country that many people remember at the present time, to the point that people know the names of many cities and their characteristics even when they never set foot on. But the greatest is probably Greece or Rome, still continuing to “live” in the imagination of people living thousands of years after the end of it. Billions of people who have been born and died for thousands of years all have some knowledge of the existence of those nations, which is an unimaginable grandiosity.
In fact, this is not a new truth to be confused about. Contrary to mankind, cats and dogs, or apple trees that are born out of nature, the existence of nations has only appeared recently, since humans know how to set the rule of “what a country is ”[8]. The Greek empire with the age of thousands of years sounds distant, but modern humans first appeared somewhere 300,000 years ago [9]. For so long that we all cannot imagine how long it was, unless seriously taking out pen and paper to draw an illustrative coordinate axis.
Therefore, although somehow counterintuitive, the existence of countries is nothing more and less a code of conduct, they are just entities that exist in our imagination, and will die when no one keeps any memories of them anymore.
But this is only counterintuitive when the word “fantasy” is underestimated. Your imagination may be picked on by friends and considered trash by your parents, but the imagination of many-people is what determines how reality works [10].
Moreover, when people have their imagination and the ability to think abstractly, they do not just imagine the solitary existence of the nation. We have our morals, principles, legal system, religions and monetary system … that goes hand in hand with the existence of a nation, and though all of them are conventions, not real in the natural world ( but formed by the laws of the natural world), these entities themselves are linked to each other and to the natural world to create an ultimate reality that does not allow any individual to resist through his single beliefs [11].
According to the law of nature, the polar magnets have attracted each other since the birth of the universe and have not changed until now. But since the establishment of our legal system, people can create “laws” with no less weight, such as having to obey an individual under an absolute monarchy, or “government is an organization allowed to use legal violence in society” since the birth of the sovereign nation, or “the president must be elected by the people” in democratic countries. Those things, while having no meaning to the universe itself, exist firmly in communities like “opposites poles of magnets must attract each other”.
But it should be noted that, saying that something is “not real”, “just in the imagination”, does not necessarily have a negative meaning. Try to figure it out for yourself through a small fantasy experiment. Suppose one day the Earth was invaded by a certain group of aliens and all humans perished, would all of the things we believe in so solidly as the national legal, ethical, and conventional systems suddenly become worthless and would completely disappear – at least to the viewpoint of the living things on Earth?
On a smaller scale, in exceptional events such as war or riot, humans also gradually realize the invisibility of laws and morals and can easily lose their control in those occasions [12]. The most recent event was a protester breaking in the chamber and sitting in the US Senate well. The moment an ordinary citizen sitting in the sacred “throne” of the world’s greatest nation, he probably realized that the chair was just the physical embodiment of a great but invisible law. The chair can be stolen, but no one can steal the conventional system that was documented and is still in the mind of many people.
To dig deeper, you can do your own research by looking for in-depth documentation on the definition of “state” (state, nation, nation-state), of “imagined community” developed by Benedict Anderson, “abstract community” developed by Paul James, the easy-to-understand interpretation of Yuval Noah Harari in Homo Sapiens or more broadly, the concept of “social imaginary” in Sociology, Philosophy and Anthropology.
(Or you can wait for us to explore this topic later, when we have read enough to offer some introductory posts).
- Companies and legal identity.
Companies are also a recent invention, based entirely on the beliefs, imagination and conventions of the general population. And it is also closely related to the nations and laws – which are also two other conventional entities.
In the “imagined reality” of humanity, Google exists as an “entity” that can be identified through descriptions, even though the representations of the physical world are completely empty. Google Headquarters is no different from the apartment you live in (similar to the chair at the Senate chamber and the chair in a restaurant), at least one dog will see it, but you look at the building and the chair not only through the image of the eye, but also through the perception that has been trained to recognize the signs of “Google” or “the US government” – which are great entities in the eyes of many people.
This is not idealistic or metaphysical logic, accessible through the conventional system in use: law.
From the point of view of the legal system, the company is considered a “juridical person” [13]. Knowing that a juridical person is a “person” in the legal system, can perform all legal actions (such as being sued, suing, entering into contracts, owning property…). A juridical person can be human or non-human.
When you are the attorney accepting the lawsuit between a person and a company, you will only see a dispute between two legal entities based on the predefined legal system. In this case, the company is completely a “person” in the legal system, although the company is definitely not a “person” according to the common definition [14].
The (common) law also states that a company must be in perpetual succession, so that it can survive under any circumstances, any accident, injury or replacement of its components would not be greatly influential (except for some key positions) [15]. Companies, large corporations, are considered to be able to operate and self-regulate so that the individual decisions within them cannot instantly change or influence them too seriously. [16].
Companies will survive, and are only considered as existing when recognized by official laws and the government. That is, the imagined concepts are shaping each other. Most of the time and in most cases, the concepts we have created suddenly become stronger than any single individual desire within them. Basically because the power of conventions comes from being recognized by many people – and these people are living together in the physical world, not just in their imagination.
The wolves can fight instinctively, as a rule of nature. But people can make an action, or stop an action not due to our instinct, but because of the conventions they have adopted. For example, a slave can tolerate being punished by his master, or a soldier is ready to go to war to sacrifice because his country said so. (Don’t judge the truthfulness of these stories in a hurry).
The concept of “corporation” is said to have started since the Roman Empire, under Justinian. They were used to refer to various organizations such as the state, municipalities, private associations, denominations, clubs… The latin origin is corpus, which means “body of people”. The king’s recognition allows these organizations to use their name to perform certain legal and privileged acts [17]. So, the creation of abstract concepts was originally intended to form a great entity that can outlive any of its members (even permanently) [18].
We need conventional notions to make societies increasingly complex, for indeed, homo sapiens individuals are too small to make anything great.
Being able to tell each other, and understanding the imagined reality of “one big wild elephant has enough meat to share among all of us for half a month” has indeed encouraged a strong impetus for union [19]. Then other promises about family, tribe, city, company, corporation, country… have helped people to live together, cooperate for a long time and towards the common good – even though there’s a high chance it wasn’t real from the start. Promises, serve as a self-fulfilling prophecy themselves.
It is worth knowing that, since the concept of “nation” appeared, people have discovered many lands and created many civilizations (then they meet again, form conflicts and create larger civilizations) [20]. Or recently, the emergence of multinational corporations has definitely affected the global economy – politics [21]. Nearly all works of human stature can only become a reality based on concentrated resources from these large “entities”.
Consequently, in the context of an increasingly complex world, and jobs increasingly specialized [22], growing up also means establishing relationships with many others, underneath the “entities”. Indirectly, we are also influenced and operated by their macroscopic effects, and gradually separated from the pre-adulthood which is wrapped and protected in a relatively small and simple society.
After passing a certain age threshold specified by the law (usually 18), you will have a legal status, begin to enter the conventional world with certain rights and obligations. The provision of legal identity will be an advantage for proactive people, as this identity helps them do more when they are young, but will be relatively boring for passive individuals who do not wish to do anything and just want to be protected like kids. Since basically, children are not allowed to enter into contracts or other similar legal acts, but are more protected by the law than adults. For those who didn’t expect to do anything new when they grew up, it seems more attractive to remain forever a child. There is even a name for this type of “wanting to stay as a child forever”, called Peter Pan syndrome [23].
In general, living with such “great social entities” cannot be classified as a positive or negative experience (knowing that these categories are also influenced by society), but what is more certain is it is not suitable for everyone.
As a result, there are still people who choose to live separately from the global economic system, anarchic, to live with smaller “entities” like the “village culture” or internal regulation in some remote village. Or even living alone, and completely separate from all rights and responsibilities of the world [24]. Or there are others who choose to live through the gaps of conventional institutions, avoiding or taking advantage of them [25].
In general, there is no leverage strong enough to judge their decisions, because in the first place, they are out of convention, and we judge from a more conventional point of view. They will only be affected by the unchanging natural laws of the universe, as magnets poles attract each other, and we will eventually die with age.
Knowing that the former society was not like it is today, and the future will probably be even less similar. There is a view that there will be only one government in the world someday, or no government at all [26].
But no matter what, in just a blink of the universe, everything that happens on this planet will be complete nonsense.
So, while humans are still enjoying their own great game, the individuals within it should…
(Oh I forget, we’re not good at giving advice, please fill in the blanks yourself).
(Looks like just now it was advice too, right?)
#MonsterBox
* This article is not an “axiom”, nor a “truth”, just a reinterpretation according to the viewpoint of different schools. 4000 words may not be enough to describe, but we would be happy if you could point out any mistakes and show us how to implement them.
– Artist: Mỡ.
– Trans: Aequorea.
https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=2845631292384285&id=1938993986381358