Ngoài cách cài Windows từ DVD thông thường, chắc rằng các bạn cũng đã biết nhiều cách cài khác như từ usb, từ ổ đĩa ảo…
Hôm nay xin giới thiệu với các bạn 1 cách cài Windows từ file ISO trong ổ cứng HDD của bạn cực kỳ đơn giản và nhanh chóng mà không cần dùng bất cứ công cụ nào ngoài WinRAR đã có sẵn trong máy (Hoặc UltrIso, 7-Zip). Phương pháp này có thể áp dụng cho tất cả các phiên bản Windows từ win 7 trở ra, trừ XP.
– Hướng dẫn cài Windows trực tiếp từ ổ cứng HDD không cần dùng công cụ:
1. Cài các phiên bản Windows từ Windows 7
Tạo 1 thư mục mới trên ổ D, đặt tên ngắn gọn để dễ thao tác như win7 hoặc win8… Dùng WinRAR giải nén file ISO vào thư mục này:
Nếu bạn muốn có 1 file ISO bao gồm 5 phiên bản win7: Stater, Home Basic, Home Premium, Professional và Ultimate, bạn chỉ cần tải về 1 bản win7 Ultimate hoặc Pro, giải nén xong xóa file ei.cfg trong folder sources (D:/win7/sources/ei.cfg).
Khởi động lại máy, nhấn liên tục phím F8 để vào Advanced Boot options -> chọn Repair Your Computer -> nhấn enter
* Chú ý:
1. Nếu bạn không vào được menu advanced boot options, bạn thử làm theo 1 trong các cách sau:
Cách 1: Click phải chuột vào Computer -> Properties -> Advanced system settings -> Trong khung Startup and Recovery chọn settings -> Tick vào Settings to (hoặc Time to) display list of operating systems -> chọn 30s -> ok -> reset lai máy -> nhấn F8. Cách2: Khởi động lại máy, nhấn liên tục phím DELL sau đó nhấn F8. Cách3: Tắt máy nóng bằng cách nhấn giữ nút nguồn hoặc rút dây nguồn sau đó mở máy lại và nhấn F8.
2. Nếu trong tình huống bất ngờ bạn chưa chuẩn bị sẵn bộ cài win7/win8, bạn có thể vào chế độ safe mode (ngay dưới Repair Your Computer) để giải nén file ISO như đã nói trên, sau đó khởi động lại máy và cài.
Chú ý: Nếu bạn gõ cd win7 mà bị báo lỗi không tìm thấy thư mục win7, bạn nhập tiếp e:–> nhấn enter rồi tiếp tục gõ cd win7. Nếu vẫn còn báo lỗi, tiếp tục thay e bằng f, g hoặc h là được (Mặc dù bộ cài được lưu trong ổ D, nhưng dos gọi D là 1 ký tự khác). Bạn cũng có thể gõ d:\win8\setup hoặc e:\win8\setup…
Các công đoạn còn lại như bình thường nên mình sẽ không trình bày nữa.
2. Cài các phiên bản Windows từ Windows 8 hoặc Win 10…
Cách 1:
Bấm tổ hợp phím Windows+C -> settings -> Power -> nhấn giữ phím shift và click vào restart -> Chọn Troubleshoot -> Chọn Advanced opitons -> Chọn Command Prompt. Khi khởi động lại, chọn tài khoản của bạn -> nhập password nếu có -> Chọn continue -> làm tiếp tục như cài từ win7.
Nếu quên mật khẩu hoặc không nhìn thấy tên user thì click chọn vào Forgot your password or don’t see your account? ở bên dưới
Công đoạn còn lại dễ rồi, mọi người tự làm nhé.
Cách 2:Bấm tổ hợp phím Windows+C -> Chọn Settings -> Chọn Change PC Settings -> Chọn General -> chọn Restart now (Trong phần Advanced Startup) -> Chọn Troubleshoot -> Làm tiếp theo như cách 1.
Cách 3: Sử dụng phím F8 để vào Command Prompt:
Bấm tổ hợp phím Windows+X -> chọn Command Prompt (Admin) nhập vào lệnh sau rồi nhấn enter:
Bcdedit /set {bootmgr} displaybootmenu yes
Khởi đông lại máy -> nhấn liên tục phím F8 -> nhấn phím F10 -> Chọn Troubleshoot -> Làm tiếp theo như cách 1.
Chú ý:
1. Phương pháp này chỉ áp dụng được trên win7, win8, win8.1, win10….
2. Không cài được từ win7 Thin PC và win ghost đa cấu hình (Allmain)
3. Không cài được bằng bộ cài All in one gộp chung 32bit và 64bit
4. Không cài được win64bit từ win32bit và ngược lại
5. Tóm lại, bạn chỉ cần thuộc 4 đòn quyền cước sau đây để khi cần bạn có thể tay không bắt cướp trong bất kỳ hoàn cảnh nào:
F8
d: (hoặc e: hoặc f: hoặc g:…mặc dù bộ cài vẫn được lưu trong ổ D)