*Phần tiếp theo* #HọcBá học hành ra sao, họ có phương pháp hay là bí thuật nào để có thể học tập hiệu quả hơn người bình thường??
___________
Nếu bạn vì câu hỏi này mà phải mất công lật giở tới tận đây để xem câu trả lời của tôi, thì tui đánh giá bạn quả là một vị công tử/quý cô nương có tham vọng đó; bạn muốn học tập cho có hiệu quả mà khổ một nỗi không có phương pháp đúng đắn.
Không sao, sau đây tui xin gửi tặng các bạn vài mẹo để Hack hiệu quả học tập, phương pháp được đề cập dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn trở nên Đỉnh hơn, Nhanh hơn, Mạnh hơn.
Kỹ thuật này là tâm huyết của tui trong nhiều năm, cũng không dám tự nhận là Học Bá, cơ mà có mấy mục-tiêu-nho-nhỏ như sau tui đều đã và đang hoàn thành chúng:
– Trong 2 năm học xong 2 bằng Thạc sĩ, thành tích tốt nghiệp loại Ưu, là người tốt nghiệp sớm nhất khoá; (ok mục tiêu nho nhỏ thứ nhất..)
– Học tiếng Đức, trong 1 năm từ mù chữ đạt được cấp C1; (tiếng Đức C1 là tương đương cấp 5, maximum là cấp 6, ok mục tiêu nho nhỏ thứ hai..)
– Hiện tại thì đang vừa học Tiến Sĩ vừa phát triển dự án khởi nghiệp của riêng mình, làm công việc tự do và vẫn viết được luận văn có chất lượng tốt.
Dưới đây sẽ là 2500 chữ Hán dạng “tinh luyện”, toàn chữ là chữ, đề nghị các bạn lưu lại nghiền ngẫm cho kỹ (tôi cũng thấy đau não khi phải dịch đống này..); nhớ tiện tay bấm follow tui trên Zhihu, động viên tui viết thêm nhiều bài về chia sẻ kinh nghiệm học tập làm việc hiệu quả nhaaa~
————————
Bây giờ thì hãy cùng thức tỉnh một chút, nhìn bức hình số 1 và tự hiểu ra Thời gian bạn nghĩ là bạn đang có vs Thời gian bạn thực sự có nhé:
Cái hồi mà tui bận rộn nhất ấy (thì lịch trình thế này),
Ngoài việc phải lên lớp, mỗi tuần phải đọc mấy chục bài báo (báo cáo khoa học), đồng thời còn phải viết luận văn, chuẩn bị bài thi;
Mỗi tuần đều phải tập với band nhạc do tui tự thành lập;
Cách ngày phải dành 1 tiếng huấn luyện cho đội bơi;
Ngoài ra thì còn thời gian ăn cơm, kết giao xã hội, hẹn hò, ăn nhậu…
Cuối tuần nằm ngẫm nghĩ, tui bỗng đần người ra: Tôi đã làm được gì cả tuần nay vậy? Trời ạ..
———————
Áp lực bài vở+cám dỗ của việc đi xoã khiến tôi luôn phải suy nghĩ làm thế nào để giải quyết ổn thoả mọi chuyện.
Tui ngày ngày đi tìm kiếm trên trang của mấy Blogger truyền cảm hứng nổi tiếng, hỏi han mấy Học Bá bạn bè tui, lên Youtube tìm nội dung có liên quan..
Lúc đó, trình duyệt của tui toàn là những tabs thế này này: (hình 2 – toàn là Tips học hành các thứ các thứ..)
Sau khi đọc xong đống đó, tui chợt nhận ra rằng nhiều nội dung chỉ là bình mới rượu cũ; sự thật, tất cả các mẹo chỉ bạn cách học tập hiệu quả, đều không ngoài hai điều: Ép Thời gian và Tăng Hiệu suất
—————
I, Ép Thời gian
Thời gian giống như nước trong miếng bọt biển, chỉ cần bóp chặt là sẽ chảy ra mãi. (Lỗ Tấn)
Phương pháp Ép thời gian của tui đều là cách làm gián tiếp: rút ngắn thời gian tiếp thu kiến thức của bạn, từ đó rút ngắn thời gian ôn tập sau này phải bỏ ra cho những thứ đã học.
1) Cách nghe giảng hiệu quả cao
Nói một cách cụ thể: Hãy sánh bước cùng tư duy của người giảng bài, luôn cố gắng bắt kịp nó. (hoàn cảnh ở đây tối thiểu là bậc Đại học nha, vì lên Đại học, Cao học thì tự học là điều bắt buộc, trước khi lên giảng đường đều cần đọc trước bài giảng ở nhà, học cấp 2 cấp 3 cũng có thể áp dụng với bạn nào chăm học, biết tự học ở nhà hơn là thụ động nghe thầy cô giáo giảng bài)
Tưởng tượng thế này đi, người thuyết trình cho bạn giống như một hướng dẫn viên du lịch, họ đang dẫn bạn đi trên một con đường xa lạ ở vùng quê nọ; trong khi dẫn đường thì họ có thể vừa đi vừa giảng giải về những di tích hai bên đường.
Nếu bạn không bắt kịp họ, bạn không những bỏ qua những cảnh đẹp ven đường mà còn có thể bị lạc đường; ngược lại, nếu bạn có thể đi trước họ 1 vài bước, bạn không những không lo bị lạc đường mà có thêm thời gian để tận hưởng cảnh đẹp xung quanh.
Phương pháp tư duy trong lúc nghe giảng, có thể áp dụng các câu hỏi tự vấn dưới đây:
- Nội dung giảng dạy của Giáo Sư ngày hôm nay nằm trong phần nào của loạt bài giảng?
- Bài giảng đi theo thứ tự về Thời gian, Luận điểm chính, hay theo Tài liệu chính?
- Tôi đã nắm được nội dung này hay chưa? Nội dung tiếp theo có thể là gì? Hai cái này có liên hệ với nhau thế nào?
Khi nghe giảng, não của bạn phải ở trạng thái Hoạt động hết công suất, ở trạng thái đó thì mới có thể đạt được hiệu quả tư duy tối đa; điều này cũng giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, giảm thời gian ôn tập bài vở sau này.
Ngoài ra, khi đã thành thục cách nghe giảng này, bạn còn có thể unlock một số Hiện tượng kỳ bí như sau:
- Ể, sao thầy giảng chậm quá vậy?
- Ể, sao giống như đang đọc suy nghĩ của mình vậy?
- Ể, sao thấy giống cách lập luận của thầy ABC XYZ quá nè.
Sau đó, bạn sẽ không thể nhịn nổi nữa mà tự trong đầu phải bấm x1.5 – 2 lần tốc độ phát của cái-nội-dung-mà-ông-thầy-đang-giảng; còn người khác thì hoàn toàn không thể bắt kịp tốc độ nghe giảng của bạn.
2) Cách đọc hiểu thật sâu
Không giống với nghe giảng, tự đọc sách giống như bạn đang lang thang một mình; có thể dựa vào tốc độ và sở thích của mình để tự tìm đường đi, phát hiện ra cảnh đẹp ở ven đường.
Điểm giống nhau là bạn vẫn phải động não suy nghĩ, mới không bị lạc đường, tránh gây lãng phí thời gian.
Để tui tặng bạn một bí kíp đọc sách, tui gọi nó là: Não + Mắt + Tay – Tam Bộ Thông Thiên Pháp
- Não
Khi đọc 1 câu, hãy suy nghĩ về vai trò của nó trong đoạn văn;
Khi đọc hết 1 đoạn văn, suy nghĩ về vai trò của nó trong 1 chương;
Khi đọc hết 1 chương, suy nghĩ về vai trò của nó trong cả cuốn sách;
Khi đọc hết toàn bộ cuốn sách, bạn sẽ hiểu rõ cách mà tác giả tư duy và lập luận thế nào trong cuốn sách này.
Vừa đọc vừa suy ngẫm như vậy mới có thể nhanh chóng đọc xong một cuốn sách mà lại có ấn tượng sâu sắc về nó.
- Mắt
Trước đây tui có một thói quen không tốt khi đọc sách, đó là hay đọc nhảy cóc, một câu thường có 1 vài từ trọng điểm bị tôi bỏ qua.. vậy là lại mất công đọc lại từ đầu, mất thời gian gấp đôi.
Sau đó tui phải dùng một cây thước để che lại đọc từng dòng một, dần dần đã bỏ được thói quen đó; từ từ tăng tốc độ đọc, bây giờ thì không cần phải dùng thước che nữa, đọc phà phà.
- Tay
Tay ở đây, là đang nói đến tay cầm bút đánh dấu.
Bạn nghĩ cách đánh dấu đúng là đánh dấu theo màu cho từng nội dung (hình ):
—-
*Vàng: quan trọng nhưng không gấp
*Đỏ: vừa quan trọng vừa gấp
*Xanh Lam: không quan trọng, không gấp
*Xanh Lục: không quan trọng nhưng gấp
—- vàng: làm kế hoạch
Học ôn cuối kỳ
Trả lời mail
Học trước cho hai tuần sau
—- Đỏ: làm ngay lập tức
Cái gì đó sắp phải nộp
Đi học
—- Lam: xoá bỏ
Vô ý thức mở điện thoại
Xem sách không liên quan tới nghiên cứu
Lục: đưa người khác làm
Đặt phòng khách sạn đi du lịch
Sắp xếp chỗ gặp mặt
—-
Nhìn có vẻ rất chăm chỉ phải không nào?
Tui hồi đó cũng rất thích đánh dấu bằng bút nhiều màu, càng chi chít, càng sặc sỡ, thì lại càng cảm thấy thoả mãn.
Nhưng tui không thể quên được phút giây Học Bá huynh (bá vl, giành được học bổng toàn phần của Oxford Cambridge) nhìn thấy quyển ghi chú bảy sắc cầu vồng của tui và xổ ra một câu:
If you mark everything, you’ve marked nothing. (cái quần què gì cũng ghi chú thì không phải là ghi chú đâu)
Ghi chú một đống chỉ làm rối não thêm; ghi chú đơn giản ngắn gọn, không làm đứt mạch đọc hiểu mới giúp đạt hiệu suất tối đa.
Cho nên sau này khi đọc sách, tui đã ghi chú ít đi nhiều, chỉ có đánh dấu những chỗ sau:
- Đánh dấu theo khung sườn kết cấu (như Câu chốt, luận điểm, phản luận, tổng kết..)
- Chỗ nghi vấn
Ngoài ra không ghi gì khác. Nếu muốn viết cảm nghĩ sau khi đọc, tui sẽ viết riêng ra sổ, không viết vào sách hay viết thẳng vào đoạn văn.
_____________
3) Cách đặt ra Deadlines
Định lý Parkinson nói thế này:
Trong khoảng thời gian được đề ra để hoàn thành công việc, lượng công việc sẽ liên tục dồn ứ cho đến khi không có thời gian để trì hoãn thêm nữa.
Nghe thì có vẻ khó hiểu, nhưng đại ý của câu nói này là:
Hạn chế về thời gian giống như một chiếc hộp, khối lượng công việc giống như một quả bong bóng không ngừng phình to; nó sẽ phình to cho đến khi nào lấp đầy cái hộp mới thôi. (giải thích xong còn khó hiểu hơn ._.)
Tuy rằng định lý Parkinson không chỉ cho bạn làm cách nào để tiết kiệm thời gian, nhưng về nguyên lý thì có sự tương tự: đặt ra một khoảng thời gian tương đối ngặt nghèo để hoàn thành mỗi đầu công việc (30, 60, 90 phút..), điều này giúp bạn dốc toàn lực đề hoàn thành được khối lượng công việc nhiều nhất có thể.
Vì vậy..
Tui mỗi ngày đều “Hey Siri, đặt thời gian”, tính ra còn nhiều hơn là í ới với bạn trai.
Ahihihihihihi.
____________
4) Quyết sách 10-10-10
Dựa theo Nguyên tắc 2-8, những quyết định hằng ngày của chúng ta đưa ra thường có 80% là tào lao, 20% còn lại mới thật sự cần thiết;
Ví như Thời gian và Sức lực của bạn, cần phải sử dụng 80% trong số chúng cho số 20% những quyết định quan trọng, chứ không phải lãng phí chúng vào 80% những thứ tào lao khác.
- Kiểu như đi ăn ở đâu, mặc gì bây giờ, những cái này thuộc về 80% những quyết định không quan trọng, đừng lãng phí thời gian với nó;
- Còn như có nên đi thực tập hay không, có nên học lên Thạc sĩ hay không, những việc này thật sự quan trọng, cần dùng nhiều thời gian để đưa ra quyết định.
Trong sách “10-10-10 Công cụ đưa ra quyết định thay đổi vận mệnh” của Suzy Welch đề cập tới việc trước khi đưa ra quyết định, cần phải tự hỏi mình 3 câu hỏi:
10 phút sau tôi thấy thế nào với quyết định này?
10 tháng sau tôi sẽ cảm thấy sao với quyết định này?
10 năm sau thì sao?
“Bệnh khó khăn khi đưa ra lựa chọn” nên bắt đầu bị nhiễm dần đi là vừa.
Ok, sau khi các bạn đã học được cách làm thế nào để tiết kiệm thời gian rồi, đến đây tui xin ra Chiêu Cuối:
Làm thế nào để trong khoảng thời gian hạn hẹp có thể tối đa hoá hiệu suất, đạt được sản lượng công việc cao nhất.
Đọc được đến đây thì các bạn đều là những người có tư duy tuyệt vời; Nếu nội dung này có thể giúp gì được cho các bạn, xin hãy bỏ ra 1 cái click chuột để bấm like cho tui nhaa.
____________
II, Hiệu suất tăng vọt
- Duy trì trạng thái chuyên tâm học tập
Điều này được lấy cảm hứng từ cuốn sách “Deep Work” rất nổi tiếng ở Mỹ. Trong sách có một ví dụ thế này khiến những kẻ mọt sách như tôi cảm thấy ít nhiều có đồng cảm:
Nghiên cứu sinh Brian Chappell phải đi làm Full-time, lại thêm việc có một baby mới chào đời, chưa kể chuẩn bị xuất bản sách: dựa vào phương pháp của cuốn Deep Work, trong 2 – 3 tuần vẫn có thể cho ra một chương mới.
Nó khiến một người vô công rồi nghề mà một tuần mới viết xong được mấy dòng này như tôi thật sự cảm thấy rất shock..
Bí quyết của Brian chính là, định sẵn thời gian để làm việc, khiến nó trở nên tự nhiên như nhịp sống hằng ngày; chính nhịp sống đó giúp bạn quyết định mọi việc, “ok, đã đến giờ rồi, phải tập trung làm việc thôi”, không hề có cơ hội để do dự.
Trong sách còn đề cập đến một phương pháp nữa: Biến mất vài tiếng trong khung giờ cố định để chuyên tâm làm việc; cá nhân tui cảm thấy, đối với lớp người quá lệ thuộc vào internet như chúng ta thì việc đặt giờ làm việc càng quan trọng hơn, cá nhân tui mà nói thì việc này đem lại hiệu quả rất cao.
_________
- Học Ma trận Eisenhower
Tổng thống Mỹ Eisenhower đồng thời cũng là một bậc thầy trong việc quản lý thời gian.
Từ phương pháp của ông để áp dụng vào công việc, tui luôn đánh giá mức độ quan trọng/tính cấp bách của các đầu việc, sau đó lên kế hoạch thứ tự công việc cần làm, dành bao nhiêu thời gian để làm.
Làm thế nào để đánh giá mức độ quan trọng/tính cấp bách?
Hình đính kèm là “Ma trận Quản lý Thời gian” của Eisenhower do chính tui soạn, xin hãy bỏ qua cho khiếu thẩm mỹ bằng 0 của tui..
Sau khi phân loại theo mảng màu, trên tay bạn chắc còn toàn là công việc có màu đỏ và màu vàng; cũng chính là những việc cần làm ngay và cần lên kế hoạch để làm.
_________
- Dùng khoa học kỹ thuật để xử lý các công việc lặp đi lặp lại
Thời đại của chúng ta được hưởng lợi quá nhiều từ khoa học kỹ thuật: mọi thứ đều có thể dùng khoa học kỹ thuật để thực hiện, còn chờ gì nữa mà không sử dụng chúng?
Tui tuy không có đầu óc của một lập trình viên, nhưng tui có cái tâm của một lập trình viên: cái nào có thể dùng máy tính thì nhất định không làm chay.
Ví như,
Đặt báo thức, Căn thời gian, Xem thời tiết, Tìm đường, Siri đều làm được;
Lưu mẫu email, khi nào cần trả lời thư thì chọn một cái, thao tác chỉ mất vài giây;
Cài add-on Grammarly (free) vào trình duyệt, khi gõ tự động sửa lỗi chính tả;
Lưu password bằng App quản lý password, khi nào cần đăng nhập chỉ cần bấm 1 nút, đỡ đau não;
Vân vân vân vân..
(to be continued..)
https://www.facebook.com/groups/245234876341228?view=permalink&id=627577828106929
Phần 2: http://sharefreeall.com/phuong-phap-hoc-tap-hieu-qua-phan-2/