[English Below]
NGỤY BIỆN “THẾ GIỚI CÔNG BẰNG” VÀ NHỮNG LỜI KHUYÊN ĐỘC HẠI CẦN CHÚ Ý KHI ĐI LÀM
Những câu chuyện cổ tích đã dạy cho chúng ta về một thế giới tương đối đơn giản và dễ dãi kể từ ngày bộ não vẫn còn non dại (thật khó để biết liệu việc này có ảnh hưởng đến cách tư duy của ta về sau hay không). Thế giới ấy luôn diễn biến theo một vài kịch bản phổ biến, chẳng hạn người tốt thường được mọi người giúp đỡ, sống đến cuối truyện và hạnh phúc mãi về sau; còn kẻ xấu sẽ biến mất ở đâu đó tầm nửa cuối truyện do gặp “quả báo”, sau khi được tác giả tạo ra với những nét xấu xa toàn diện và hoàn hảo đến khó hiểu.
Chẳng ai nghĩ cuộc đời thực là truyện cổ tích, tôi nghĩ thế. Tuy vậy, những lý tưởng từ cổ tích dường như có thể ảnh hưởng sâu sắc đến cách chúng ta nhìn nhận cuộc đời ở tuổi trưởng thành [1]. Tự huyễn hoặc bản thân là nhân vật chính, đồng thời chẳng bao giờ nghĩ mình là kẻ xấu, ví dụ vậy.
Nhưng, nếu hiện thực này là một cốt truyện cho tất cả mọi người trên thế giới, vậy làm sao có thể có quá nhiều nhân vật chính, hay làm sao lãng mạn đến mức chẳng ai phải đóng vai “dân làng”?
Hoặc bạn phải chấp nhận khả năng cao mình là nhân vật phụ trong thế giới này, hoặc hãy từ bỏ đi tư duy bị ảnh hưởng bởi những câu chuyện cổ tích đơn giản.
Hoặc cả hai.
- Ngụy biện thế giới công bằng.
Just-world hypothesis, hay “thế giới công bằng”, hay “đời là thế”, là một kiểu ngụy biện phổ biến có liên quan mật thiết đến thói quen đổ lỗi cho nạn nhân. Ngụy biện này cho rằng, mọi thứ trên đời đều diễn ra công bằng, sự công bình ấy được đảm bảo bởi quy luật tự nhiên hoặc thế lực tâm linh nào đó, nên dường như là tuyệt đối. Vì vậy, người tốt sẽ được báo đáp và người xấu sẽ phải chịu sự trừng trị [2].
Do vậy, những người đang gặp chuyện đau khổ ắt hẳn do họ tự chuốc lấy. Và ngược lại, những ai thành công hoặc gặp may mắn tuyệt nhiên là người tốt, hoặc sự cố gắng của họ đã được đền đáp.
Chẳng hạn, một người thành công ở tuổi đôi mươi ắt hẳn do anh chăm chỉ, thông minh và biết cách nắm bắt thời cơ. Còn những kẻ lông bông, sa cơ lỡ vận, lý do hợp lý nhất chắc chắn vì họ đã lãng phí thanh xuân cho những thứ vô bổ.
Thất bại là do tự chuốc lấy, và thành công là thứ có thể cố gắng đạt được.
Dạng ngụy biện này tương đối phổ biến, ở nhiều xã hội trên thế giới, với những câu cửa miệng quen thuộc như “mọi chuyện xảy ra đều từ một nguyên do nào đó” (everything happens for a reason), “gieo nhân nào gặt quả nấy” (what goes around comes around), “cái gì tới sẽ tới” (the chickens come home to roost)…
Trước tiên, hãy đồng ý với nhau rằng đây là lối tư duy, suy diễn thông thường chúng ta vẫn dùng, hoặc thường xuyên nghe người khác dùng. Có thể khi đọc đến đây nhiều người vẫn chưa thấy vấn đề gì, và cảm giác như nó chẳng có gì sai. Vì những ví dụ tôi đưa ra là số ít rất thuận trực giác và có tương quan trong một vài trường hợp.
Chỉ khi xét đến việc dùng logic “thế giới công bằng” như một phương pháp tổng quát, sự yếu kém của nó mới hiện ra một cách rõ ràng. Do vậy, dùng lối tư duy này để khám phá và tương tác với thế giới, sẽ giống việc dùng tư duy trẻ em 3 tuổi để giải toán cao cấp.
Đầu tiên, logic “thế giới công bằng” chỉ đúng khi thế giới thực thực sự công bằng. Giả định lớn rằng “mọi quan hệ nguyên nhân – kết quả xảy ra trên thế giới đều được đảm bảo dựa trên một quy luật công bằng” vốn đã không đúng với thực tế – nơi người tốt thường xuyên chẳng được báo đáp còn kẻ xấu có thể liên tục gặp may.
Vì vậy, trong một vài trường hợp rất hạn chế, những lời khuyên đề cập ở các đoạn trên tương đối tích cực vì nó hướng mọi người làm việc tốt và hạn chế tác động tiêu cực đến người khác. Nhưng trong phần lớn trường hợp còn lại, những lời lẽ tưởng chừng tốt đẹp này lại trở thành lý do để chúng ta hợp lý hóa việc đổ lỗi nạn nhân, đồng thời bảo vệ những kẻ không mấy tốt đẹp.
Do giả định “thế giới công bằng, gieo nhân nào gặt quả nấy” không đúng trong thực tế, nên kết luận rằng “kết quả có thể phản ánh quá trình” cũng không còn nhiều giá trị. Thông qua common sense, chúng ta thừa biết rằng rất nhiều kẻ xấu trở nên giàu có, đồng thời những người tuân thủ nghiêm ngặt các giá trị đạo đức lại lâm vào cảnh nghèo khó. Mọi thứ đơn giản là quá phức tạp. Nhưng có lẽ chúng ta không thích sự phức tạp của thực tế, đồng thời luôn muốn có một cách đơn giản để nhanh chóng giải quyết vấn đề.
Melvin J. Lerner, Giáo sư Tâm lý học Xã hội tại Đại học Waterloo, người tiên phong với những công trình sâu sắc về “just-world theory”, đã đưa vấn đề này trở thành một lĩnh vực nghiên cứu riêng trong khoa học xã hội. Trong công trình “Phản hồi về việc nạn nhân hóa và niềm tin vào thế giới công bằng” (Responses to Victimizations and Belief in a Just World), ông đã xem xét nhiều trường hợp, bao gồm thói quen chế giễu người nghèo, hay thậm chí vấn nạn đổ lỗi cho bệnh nhân của các bác sĩ [3].
Lerner cho rằng, niềm tin của con người vào thế giới công bằng là một điều vô cùng cần thiết. Điều này có liên quan đến việc chúng ta đang sống một thế giới quy ước, như đã được đề cập đến ở bài viết trước của Monster Box [4]. Giả thuyết của ông cho rằng, lối suy diễn này giúp mọi người duy trì được niềm tin của mình và dễ dàng hướng đến mục tiêu trong tương lai, vì “thế giới công bằng” với những mối quan hệ nhân-quả đơn giản giúp mọi người tự tin rằng họ đoán trước được thành công hay hậu quả dành cho chính mình, từ đó biết phải làm gì.
Sự đơn giản của “thế giới công bằng” cũng giúp mọi người có thể giữ được lạc quan, duy trì sự hạnh phúc và tự chủ hơn thay vì chấp nhận sự bất định. Khi tin rằng những điều tồi tệ xảy đến luôn vì nguyên nhân xấu xa nào đó, người ta có thể cảm thấy yên tâm khi bản thân đang không làm gì sai; đồng thời lạc quan giữ được niềm tin thuần khiết rằng sự cố gắng của mình trong ngày hôm nay sẽ dẫn đến thành quả tốt đẹp vào ngày mai.
Nhưng để bảo vệ cho niềm tin ấy, một người tin vào “thế giới công bằng” đồng thời phải đưa bản thân ra khỏi các nguy cơ đe dọa thế giới quan của họ sụp đổ.
Theo Lerner, một just-world theorist phải loại bỏ những đe dọa với niềm tin của mình thông qua nhiều cách, cả về mặt logic như tin rằng thực tế bất công của thế giới thực ra cũng là một sự công bằng, chấp nhận “số phận” của bản thân và có những nỗ lực bù đắp để “cân bằng” lại các bất công xã hội. Hoặc cả những cách cảm tính như cứng đầu từ chối tiếp nhận sự thật, diễn giải lại sự kiện theo hướng phù hợp với niềm tin của mình [5].
Vì vậy, để đảm bảo giả định rằng “thế giới luôn vận hành một cách tuyệt đối công bằng” trở nên chắc chắn, người ta tạo ra các thực thể tâm linh, các phán quan của toàn cõi vụ trụ giám sát mọi hành vi dù là nhỏ nhất của tất cả mọi người. Một cách rất khôn ngoan. Vì tranh cãi xoay quanh sự tồn tại của các thực thể này rất nhanh chóng rơi vào cõi vô tận của sự thật. Hoặc, họ thậm chí còn tranh thủ viện dẫn (bất kể sai lệch) những lý thuyết khoa học hay học thuyết kinh tế theo ý mình để tiếp tục củng cố niềm tin. Như viện dẫn định luật bảo toàn nhiệt động lực học để ví dụ về việc vũ trụ luôn… cân bằng, hoặc mượn lý thuyết “bàn tay vô hình” của kinh tế học cổ điển để cho thấy mọi thứ vận hành theo một quy luật tự điều phối hoàn hảo nào đó.
Ở những trường hợp cụ thể hơn, khi một just-world theorist gặp chuyện không may bất kể bản thân không làm gì có lỗi, họ sẽ nghĩ vấn đề nằm ở “kiếp trước” của mình, hoặc một thế lực tà đạo nào đó (như bị ma ám, vong theo…) và tìm cách cân bằng trở lại cũng bằng một cách tâm linh nào đó. Hoặc, những người đã làm chuyện sai trái sẽ nghĩ rằng có thể bù đắp lại bằng cách từ thiện, lễ chùa, cúng bái… và nếu quả thực họ không gặp chuyện gì về sau, cách giải quyết ấy đã hiệu quả. Có thể đây là lý do xã hội đen, giang hồ có thói quen từ thiện và thường xuyên đi chùa [6].
Các just-world theorist thậm chí còn hy sinh cả công lý cho bản thân để bảo vệ thế giới quan của mình. Ghi nhận nhiều trường hợp nạn nhân tự đổ lỗi cho hành vi của chính mình, chỉ để dễ dàng chấp nhận thực tế mình vừa trải qua [7], như người vợ nhận trách nhiệm cho việc chồng bạo hành hoặc ngoại tình. Nhưng trong phần lớn thời gian, người ta đổ lỗi cho các nạn nhân họ quan sát được nhằm bảo vệ thế giới quan “thế giới công bằng” của bản thân.
Thật châm biếm, khi một thế giới mà ở đó nạn nhân bị đổ lỗi, còn tội phạm được thông cảm lại là “thế giới công bằng”.
Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng niềm tin vào thế giới công bằng giúp tạo ra sự lạc quan và có tác dụng tích cực đến sức khỏe tâm thần [8]. Có lẽ lợi ích này đến từ việc các just-world theorist đã học được cách chấp nhận và chung sống với hiện thực đầy tàn khốc trong một giai đoạn xã hội vẫn chưa mấy tối ưu.
Nhưng càng đi sâu, chiếc gốc yếu ớt của ngụy biện thế giới công bằng càng cho thấy nó đem đến nhiều hệ lụy. Sự bất công của xã hội, và hàng loạt hành vi sai trái khác, đôi lúc có thể được thực hiện một cách dễ dàng dựa trên lý lẽ đơn giản từ kiểu nguỵ biện này [9].
- Meritocracy – mặt tối của chế độ nhân tài.
Chúng tôi đã có một số bài viết khai thác meritocracy [10], vì đây là một vấn đề tương đối nổi bật được bàn luận trong thời gian gần đây.
Về cơ bản, meritocracy là một cấu trúc xã hội mà ở đó, mọi người tin rằng sự thành công của một người dựa trên năng lực và sự cố gắng của chính người đó, thay vì được thừa hưởng thành quả từ thế hệ đi trước [11]. Đây là một ý tưởng tương đối cốt lõi bên trong “giấc mơ Mỹ”, nơi người ta tin rằng mình được trao cơ hội bình đẳng và sẽ tiến xa nhất có thể dựa trên khả năng bản thân.
Tuy vậy, hàng loạt bài nghiên cứu, tiểu luận, công trình học thuật, hay nhiều cuốn sách, đã lần lượt ra đời để cho thấy sự dối trá của meritocracy. Vì qua khảo sát, người ta nhận thấy rằng các hệ thống không thực sự đánh giá trung thực một cá nhân dựa trên khả năng của họ; hoặc khả năng của một cá nhân như chúng ta thường thấy, thực ra cũng không hoàn toàn khởi phát chỉ từ nỗ lực cá nhân. Tức là, những cá nhân nổi bật được ưu ái trong hệ thống không hẳn là những người nổi trội, tốt hơn những người còn lại; và ngay cả với những người nổi trội hơn, thực ra phần nhiều đến từ những lợi thế họ được thừa hưởng từ trước.
Chẳng hạn, điểm SAT, khả năng vào IVY Leagues và khả năng trở thành tầng lớp tinh hoa tiếp theo của những đứa trẻ xuất thân từ gia đình tinh hoa cao hơn nhiều lần so với một đứa trẻ bình thường [12].
Hoặc trong một khảo sát được thực hiện bởi Emilio J. Castilla, Giáo sư tại Đại học Joan thuộc MIT, dựa trên nguồn dữ liệu 9000 lao động từ một công ty luôn tuyên bố rằng sẽ đối xử công bằng với tất cả nhân viên dựa trên năng lực (điển hình cho “giấc mơ Mỹ”), cho thấy mọi thứ không hề “dân chủ” như được cam kết.
Castilla đã xem xét dữ liệu và nhận thấy rằng phụ nữ, người dân tộc thiểu số và người nhập cư nhận được mức thù lao ít hơn nam giới da trắng, mặc dù làm cùng công việc, cùng chức vụ, trong cùng một đơn vị, cùng một người giám sát, được tuyển bởi cùng một HR và thậm chí có cùng điểm hiệu suất [13].
Nghĩa là, mặc dù được kỳ vọng tạo ra để chống lại nạn phân biệt và cấu trúc quân chủ cha truyền con nối, thông qua việc đảm bảo rằng chỉ trả công xứng đáng cho người có năng lực, meritocracy thực chất lại gián tiếp khiến tầng lớp thượng lưu trở nên mạnh hơn, vì họ có một lý do hợp lý để củng cố quyền lực cho các thế hệ sau (chúng tôi tồn tại và ở đỉnh chóp của xã hội, là do chúng tôi xứng đáng). Vì vậy, nhà xã hội học nổi tiếng, chính trị gia người Anh Michael Dunlop Young, người lần đầu kiến tạo khái niệm “meritocracy” vào năm 1958, trước khi qua đời ở tuổi 82, đã nói rằng: “Giáo dục đã ban phát sự công nhận của nó cho một nhóm nhỏ, và đưa ra sự từ chối với phần lớn những người khác không thể tỏa sáng nổi – những người phải lặn ngụp dưới đáy xã hội từ những năm bảy tuổi hoặc trẻ hơn” [14].
Có lẽ ông đã nhận ra rằng bố mẹ của giới thượng lưu không bao giờ đặt con họ trở lại vạch xuất phát, cũng như xã hội chưa bao giờ đặt lũ trẻ của các gia đình hạ lưu ở mức xuất phát, để cùng đua với nhau kể từ khi ra đời. Và vì xã hội luôn nghĩ rằng nó đang vận hành một cách công bằng dựa trên đánh giá năng lực, phần lớn những đứa trẻ trung-hạ lưu về sau chấp nhận thực tế nghèo nàn mà chúng nhận được, trong khi một số ít trẻ thượng lưu có những ưu ái được ban cho bởi bố mẹ lại cảm thấy bối rối.
Theo Daniel Markovits, tác giả cuốn sách “Cú lừa của chế độ đào tạo nhân tài” (The Meritocracy Trap), xã hội theo đuổi meritocracy không những đem lại đau khổ cho những người kém cỏi vì không đạt chuẩn “nhân tài”, mà còn khiến tầng lớp tinh hoa không cảm thấy hạnh phúc. Vì để được công nhận bởi xã hội, họ phải trở thành một kiểu hình mẫu “nhân tài”, như có điểm số hoàn hảo, ngoại hình hoàn hảo, am hiểu âm nhạc, hội họa, giỏi văn chương, am tường triết học, chính trị, xã hội. Nhưng họ có thể sẽ không hạnh phúc sau khi đạt được các hình mẫu vì không phù hợp, và cũng không bao giờ trở thành một “nhân tài” thực thụ như những cá nhân kiệt xuất được đánh giá cao bởi lịch sử [15].
Meritocracy không chỉ thất bại trong các thống kê xã hội, còn không giải thích được nhiều câu hỏi quan trọng, như lương giáo viên đôi khi thấp hơn công nhân hoặc người làm nghề buôn bán và sự vô lý của huyền thoại “làm tốt sẽ được thăng chức” dù thực tế cấp quản lý luôn cần ít nhân lực hơn so với số đông nhân viên đang cố gắng. Tuy nhiên, meritocracy chỉ hoạt động được khi số đông ở tầng lớp dưới chấp nhận nó. Nhưng vì sao họ lại chấp nhận, nếu về sau cùng chẳng nhận được gì? Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc chấp nhận meritocracy có liên quan đến các chỉ số cảm xúc tích cực, những người có niềm tin vào hệ thống đổi đời dựa trên năng lực sẽ duy trì được hạnh phúc và sự lạc quan tốt hơn người không tin – tương tự với tác dụng đem lại bởi just-world hypothesis phía trên [16]
Just-world hypothesis và meritocracy có một sự liên quan khá mật thiết, một mặt, chúng là nền tảng lý thuyết nhiều người vẫn dùng như một lăng kính tối thượng soi xét đời thực; mặt khác, cả hai đều nhận nhiều chỉ trích trong giới học thuật về mối liên hệ giữa chúng với các bất công xã hội.
Và đều đẩy người ta vào việc tin tưởng những lời khuyên độc hại phổ biến sau:
- Những lời khuyên đại chúng nên cẩn thận.
Quay trở lại phần 1, tôi nghĩ một vài người vẫn còn lăn tăn tính đúng đắn của ngụy biện thế giới công bằng. “Nhìn chung thì nó vẫn đúng”, nhiều người sẽ bảo thế, nhưng thực ra chỉ là do phần lớn chúng ta – sau khi học được ở trường và từ những người lớn tuổi hơn – có một tiêu chuẩn quá dễ dãi về thế nào là “đúng”.
Trong nghiên cứu khoa học, tuyên bố “ăn đường không tốt cho sức khỏe” đã tốn hàng chục năm, rất nhiều triệu USD và trí tuệ của nhiều thế hệ nhà khoa học – rốt cuộc chỉ đưa ra những kết luận tương đối “chung chung” trong mắt đại chúng và vẫn chưa ngã ngũ rạch ròi trắng đen trong giới học thuật [17].
Ở tầng cao hơn trong công cuộc truy cầu sự thật, các nhà triết học, thần học phải viện dẫn đến những lý thuyết vô cùng phức tạp chỉ để diễn giải một dạng thực tế phổ biến nào đó. Tất nhiên người bình thường không cần một tư duy quá phức tạp mới có thể sống, nhưng đôi lúc tư duy quá đơn giản cũng có hại.
Tôi đã định bắt đầu bài viết này theo hướng [non-science], tức thuần túy xã luận, và cũng biết rằng như thế sẽ lan tỏa tốt hơn. Bài viết ấy sẽ chỉ bao gồm phần số 3, xoay quanh việc bóc mẽ những lời khuyên phổ biến của các ông chủ tư bản, thay vì đi qua 2 phần về just-world theory và meritocracy. Nhưng tôi nhận ra rằng việc để mọi người tự dùng những kiến thức mới mẻ vừa tiếp cận được để phân tích những hiện tượng cũ sẽ có ích hơn.
Đó là những lời khuyên như:
– “Muốn thành công, đừng ra khỏi cơ quan trước 7h tối”.
Không, việc bạn làm quá giờ ở cơ quan không hề có quan hệ nhân – quả với “thành công”. Nhưng ngay lập tức, nó là dấu hiệu của sự bóc lột và làm việc quá giờ từ lâu đã được chứng minh là có liên quan mật thiết đến căng thẳng và những vấn đề tâm thần khác [18].
– “Khi còn trẻ, hãy cống hiến, học hỏi kinh nghiệm, và đừng quan tâm quá nhiều đến số tiền kiếm được”.
Không, việc học hỏi kinh nghiệm không hề mâu thuẫn với việc được trả công xứng đáng, và một công ty tốt cần đảm bảo cả hai điều đó.
– “Khi còn trẻ, hãy cống hiến và đừng mong nhận lại gì, thế mới thành công được”.
Tôi nghĩ sự lừa phỉnh từ câu này quá dễ nhận ra.
Tất cả những lời khuyên chung có thể đúng trong một vài trường hợp (như startup hoặc công ty mới mở), nơi công ty và nhân viên có một gắn bó mật thiết và cam kết chung nào đó (tất nhiên đi kèm với rủi ro nhận thức được); nhưng tuyệt nhiên nên tránh trong các công ty đại chúng, nơi nhân viên được quản lý bởi cấp trên thông qua một bảng số liệu vô hồn vô cảm.
Nhìn chung, dư luận gần đây, đặc biệt là giới trẻ, đã có những miễn nhiễm nhất định với các câu sáo rỗng như trên. Ở các bài báo trích dẫn các câu này (thường xuất phát từ doanh nhân), thay vì nhận được sự tâm đắc ngưỡng mộ như trước kia, ngày nay là hàng loạt comment giễu cợt và phê phán.
Nhưng song song với đó, vẫn còn nhiều người tin rằng thế giới này thực sự công bằng, và sự cống hiến với các tập đoàn rồi sẽ nhận lại đền đáp xứng đáng.
Tôi từng đọc được một cuốn sách, trong ấy ghi rằng khi hỏi bí quyết giúp Michael Jordan trở thành cầu thủ bóng rổ huyền thoại, chỉ nhận được những lời khuyên như “chăm chỉ luyện tập, chú ý đến chế độ dinh dưỡng và một tinh thần không bao giờ từ bỏ”. Nhưng tất cả những đức tính này bạn có thể tìm thấy ở những cầu thủ bóng rổ trong đội tuyển trường đại học, hay một đội tuyển tầm trung vô danh nào đó. Và trong hàng loạt cầu thủ bóng rổ, chẳng ai lùn, lười biếng hay ngu ngốc, chúng ta vẫn chỉ có một Michael Jordan.
Vì vậy, nếu muốn học về sự chăm chỉ, bạn nên tham gia một tour tham quan các khu công nghiệp, để xem cách công dân làm việc chăm chỉ cả ngày và thường xuyên tăng ca. Tôi không nghĩ tất cả mọi người ở đó đều lười biếng hay ngỗ nghịch nên mới rơi vào “hoàn cảnh” (tác giả không có định kiến, nhưng từ này và nghề công nhân phần nào đã bị định kiến hóa bởi xã hội) như thế. Tôi cũng không nghĩ rằng mọi người ở đó một ngày nào đó sẽ được thăng tiến nhờ sự chăm chỉ cống hiến.
Hoặc bạn có thể nhìn vào tỷ lệ sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường, và số người thành công trong xã hội so với số đầu sách self-help bán được. Hoặc nếu may mắn, có thể bạn sẽ biết đến quy cách tuyển dụng những vị trí tầm trung-cao cấp trong các công ty tập đoàn thường không thông qua nộp CV.
Tất nhiên không thể phủ nhận sự thật rằng phần lớn người trong độ tuổi lao động ở Việt Nam có tay nghề không cao hoặc năng suất kém, và việc này đã được nói đi nói lại trên các tờ báo [19]. Nhưng đây là một vấn đề vĩ mô, thay vì câu chuyện cá nhân. Và vấn nạn meritocracy thực chất lại được khơi mào ở những xã hội phát triển như Anh hay Mỹ, vốn đặc trưng bởi hàng loạt chỉ số con người vượt bậc.
Trong tuần chủ đề về “Tuổi trưởng thành”, tôi hi vọng mọi người có thể tránh rơi vào các bẫy phổ biến như đã đề cập ở trên để tránh việc tự đau khổ hoặc tạo ra đau khổ cho người khác.
Thành công là một khái niệm phức tạp, quy ước về sự thành công xã hội đặt ra lại càng khó đạt được bởi tất cả mọi người. Những người đang đọc bài đăng này, thực ra đã thuộc nhóm thiểu số và may mắn hơn so với rất nhiều người ngoài kia. Các bạn sẽ thành công ở một mức độ nào đó, tôi nghĩ thế, nhưng hãy nhận ra sự phức tạp đan cài phía sau sự thành công (hoặc thất bại) đó.
Có lẽ đôi lúc người ta quên mất rằng con đường đi làm hằng ngày tràn ngập những người bình thường, những người tuy không bất mãn, nhưng đều nghĩ rằng bản thân sẽ ở nấc cao của xã hội vào một ngày nào đó, cho đến khi cảm thấy ổn thỏa và quen với sự ổn thỏa này ngay cả khi chưa đạt được thành công hằng mơ ước. Con đường đông đúc và những người ngồi ở hàng quán hai bên đường, tôi không nghĩ phần lớn trong số họ sẽ thành công tiếp cận được với cuộc sống thượng lưu, dù họ cũng đặc biệt và không hề nhàm chán. Trong một lớp học hàng chục người, hay thậm chí cả trường hàng nghìn học sinh, chúng ta vẫn chỉ thường chú ý đến một vài cá nhân thành công, rồi quên mất phần lớn còn lại đang có “cuộc sống bình thường” (hoặc đôi lúc có chút khó khăn) ở đâu đó.
Việc lựa chọn một lối sống phù hợp, bản thân cảm thấy thoải mái và duy trì đến hết đời, thực ra chẳng có gì quá tiêu cực. Phần lớn chúng ta có bố mẹ là những người như thế (không phải võ đoán đâu, toán học cả thôi). Nhưng ám ảnh về một thành công “lẽ ra” mình phải có vì những gì đã trải qua, hay tự viết nên câu chuyện cổ tích nơi mình là nhân vật chính, lại là một kiểu đau khổ kéo dài được tạo ra bởi xã hội.
Sự đau khổ này càng lớn khi người ta bỏ ra càng nhiều nhưng không nhận lại được nhiều tương xứng. Như các du học sinh cảm thấy bối rối khi trở về nước và vẫn là “người bình thường”, mờ nhạt, không như những du học sinh khác vẫn đang truyền cảm hứng cho rất nhiều người trên YouTube. Như sinh viên đại học cảm thấy tiếc nuối khi trở nên thất nghiệp sau 4 năm đèn sách và tiêu tốn nhiều tiền của bố mẹ. Hay như một cậu học sinh chăm chỉ học hành, rốt cuộc vẫn mờ nhạt hơn rất nhiều cậu học sinh chăm chỉ (hoặc không chăm chỉ) khác.
Nhưng đừng buồn về việc này, vì sự băn khoăn này rồi sẽ sớm kết thúc, mọi thứ rồi sẽ ổn định, như cách số đông đã trải qua từ trước đến nay. Và vì chúng ta đang sống trong một xã hội chưa tối ưu, nên dù chẳng ai thích thế, phần lớn mọi người đều phải trải qua nó. Tổ tiên chúng ta đã sống trong những xã hội “được cho là” khắc nghiệt hơn hiện nay, nhưng mọi người cũng đã trải qua nó.
Nỗi buồn và sự hoang mang, tự thân nó không quá tệ, nhưng việc theo đuổi những giá trị tích cực hư vô, và nỗ lực chạy trốn cảm xúc tiêu cực sẽ làm cho nó trở nên tệ hơn [20].
Đây không phải là chấp nhận số phận, mà là chấp nhận rằng phải tự tạo ra số phận cho riêng mình (và tôn trọng cuộc đời của người khác).
#MonsterBox
__________________
JUST-WORLD FALLACY AND TOXIC ADVICE TO AVOID
Fairy tales and fables often build up a relatively simple and painless world for humankind when we were still naive and it is hard to know how these stories influence the way we think afterwards. Those stories always feature a few archetypes, for example, the kind often receives help from the others, they survive through obstacles and live happily forever after; whereas the bad will disappear somewhere in the second half of the story due to the “bad karma” and his incredibly perfect evil characteristics.
No one would buy into the idea that life is like a fairy tale, I think. Still, fairy-tale ideas seem to have a profound effect on the way we see life [1]. We might fall into a trap of self-delusion that we are the main characters but not the bad for example.
However, if this reality is a single script for everyone in the world, how can there be so many main characters, or why is it that no one plays the role of a “passenger”?
You have to either accept the high possibility of being a supporting character in this world or let go of the mindset that is influenced by simple fairy tales.
Or both.
- The sophistication of the fair world.
Just-world hypothesis or “fair world” is a common fallacy that has a significant connection to the victim-blaming habit. This fallacy is the belief that every action taken is inclined to bring fair consequences ensured by the laws of nature or some universal forces, therefore it is almost absolute. In other words, all noble actions are eventually rewarded and all evil actions are eventually punished [2].
As a result, those who are suffering must be the consequence of the actions taken by themselves. And conversely, those who succeed or get lucky are inherently good people, or their hard work pays off.
For example, a successful person in his twenties must be because he is hard-working, intelligent and seizes the opportunities at the right time. As for the lazing-around people, the misfortune, the most reasonable reason must be because they have wasted their time on meaningless things.
Failure is self-seeking, and success is something that one can work hard and earn it.
This type of sophistry is relatively common, in almost every society in the world. It often goes with familiar phrases like “everything happens for a reason”, “what goes around comes around, “the chickens come home to roost”
First of all, let’s all agree that this is the common way of thinking and inference we often use or have heard others using it. Some may have yet to realize that there is a problem with it and assume that nothing is wrong. For the examples I gave are the few that are very intuitive and do actually have a correlation in many cases.
Only when it comes to using the logic of the “fair world” as a general method that its weakness emerges clearly. Therefore, implementing this way of thinking to explore and interact with the world is like using 3-year-old children’s thinking to solve an advanced math problem.
First, the “fair world” logic is only true when the world is truly fair. The big assumption that “cause-and-effect relationships in the world are guaranteed based on a law of fairness” is inherently untrue since, in real life, good people are not often treated properly while bad guys may be in constant luck.
Therefore, in very few cases, the advice mentioned above is relatively positive because it educates people to do good deeds and limits negative impact on others. But in most of the other cases, these seemingly good words serve as a reason for us to rationalize the blame for the victim while protecting the backstabber.
Due to the fact that the assumption “the world is fair, what goes around comes around” is not true, the conclusion that the “results can reflect the process” is no longer valid. Based on our common sense, we know that a lot of bad guys get rich, at the same time those who strictly abide by moral values live in poverty. Everything is simply too complicated. But perhaps we don’t accept the complexity of reality and always long for a simple way to quickly solve the problem.
Melvin J. Lerner, Professor of Social Psychology at the University of Waterloo, is a pioneer with profound work on “just-world theory” and made this a research field in social sciences. In “Responses to Victimizations and Belief in a Just World”, he looked into many cases, including his habit of mocking the poor, or even the problem of blaming the doctors’ patients [3].
Lerner hypothesized that the belief in a just world is crucially important. This has to do with the fact that we live in a conventional world, as mentioned in the previous Monster Box article [4]. His theory is that this inference helps people to maintain their well-being and easily aim for future goals, because the “fair world” with simple cause and effect relationships makes people believe that they can interpret the outcome whether it is success or bad consequences for themselves, thereby knowing what to do.
The simplicity of the “just world” also enables people to stay optimistic, maintain happiness and be more in control instead of accepting uncertainty. Believing that bad things happen always for a bad reason, people can feel secure when they are doing nothing wrong; optimistic at the same time can hold a pure belief that one’s hard work will lead to good results afterwards.
But in order to defend that belief, one who believes in the “just world” must keep himself out of dangers that threaten their worldview to collapse.
According to Lerner, a just-world theorist must eliminate threats to one’s belief in many ways, both logically, such as believing that the reality of the injustice of the world is actually also fair, accepting “ their own fate “and efforts to compensate to” balance “social injustices and even emotionally such as stubborn refusal to accept the truth and reinterpreting events in a way that is consistent with their beliefs [5].
So to ensure that the “the world always operates in an absolutely fair way” assumption becomes more certain, spiritual entities are created, the judges of the entire universe oversee every action, even down to the smallest detail of our lives. A wise solution it is since the controversy surrounding the existence of these entities quickly falls into the infinite realm of truth. They even took advantage of citing (regardless of the false) scientific theories or economic theories to reinforce their beliefs. For example, they claim that the law of preserving thermodynamics is an explanation for a balanced universe, or using the “invisible hand” theory of classical economics to show that everything operates conforming to some certain perfect self-coordination rules.
In specific cases, when a just-world theorist is unfortunate although he did not do anything wrong, he will assume that the problem lies in their “past life”, or some evil force like being haunted or cursed and then also find a spiritual way to fix it. Or, those who have done wrong will think that they can compensate for their wrongdoings with charity, temple worship, prayers and if they do not encounter anything indeed, that solution works. Maybe this is the reason that the outlaws often have charitable habits and go to the temple or church [6].
The just-world theorists even sacrifice justice for themselves to protect their worldview. Many cases of victims blaming themselves for their own actions, only to easily accept the reality they have just experienced has been recorded [7], such as the wife accepting responsibility for her husband’s violence or adultery. But most of the time, people blame the victims that they see just to protect their own point of view.
Several studies have shown that the more one believes in a fair world, the more optimistic and positive effects on mental health he gets [8]. Perhaps this benefit comes from the fact that the just-world theorists have learned to accept and live with a harsh reality in a society that is not yet optimal.
But the deeper we look into this fallacy, the more obvious we find that the weakening root of the just world sophistication is showing that it has consequences. Social injustice, and a series of other misconduct, can sometimes be easily committed based on these fallacies [9].
- Meritocracy.
We have published some articles about meritocracy [10], as this is a relatively prominent problem discussed in recent times.
Basically, meritocracy is a social structure in which people believe that one’s success is based on one’s own abilities and efforts, rather than inheriting the achievement from the previous generation [11]. This is relatively a core idea of the “American dream,” where people believe they are given equal opportunities and will go as far as they can based on their own abilities.
However, a series of researches, articles, essays, scholarly works, or books have pointed out the lies under meritocracy. Because through surveys, it is found that the systems do not honestly judge an individual based on their abilities; or the ability of an individual, as we often see, in fact, does not arise entirely from individual effort. That is to say, the prominent individuals favoured in the system are not necessarily the better out of the bunch; and even for the more prominent, a lot of their talents actually comes from what they have inherited before.
For example, the SAT score, the ability to enter IVY Leagues and the ability to become the next elite of children from the elite family are many times higher than the rate of the average child achieving equivalent success [12].
Or according to a survey conducted by Emilio J. Castilla, professor at Joan University at MIT, with a data source of 9,000 employees from a company that claims to treat all employees fairly, everything is not “democratic” as committed.
Castilla looked into the data and found that women, ethnic minorities and immigrants receive less remuneration than white people, despite working in the same job, the same position, the same unit, watched by the same monitor, recruited by the same source and even had the same performance [13].
That is, though expected to build up to counteract discrimination and hereditary monarchy, by ensuring that efficient workers are paid fairly. Meritocracy actually indirectly makes the upper class become stronger, for they had a valid reason to consolidate power for the next generations (we exist and at the top of society because we deserve it). So the famous sociologist, British politician Michael Dunlop Young, the first man coined the concept of “meritocracy” in 1958, before dying at the age of 82, he said: “Education has put its seal of approval on a minority,” he wrote, “and its seal of disapproval on the many who fail to shine from the time they are relegated to the bottom streams at the age of seven or before” [14].
Perhaps he has realized that the parents of the upper class never put their children at the starting line and that society has never put the children of lower families at that same starting level to compete with each other since birth. And since society has always thought that it is operating fairly on the basis of performance assessments, the majority of middle-class kids later accept the reality they receive, while a few upper-class kids get the favors given by parents.
According to Daniel Markovits, author of the book “The Meritocracy Trap”, a society pursuing meritocracy not only brings suffering to those who are weak because they do not meet the standards of “talent”, it also makes the elites feel unhappy. Because in order to be recognized by society, they must become a role model of “talent”, such as having perfect grades, perfect appearance, understanding music, arts, beautiful literature and understanding philosophy, politics or other social issues. But they may not be as happy after gaining the role models for being incompatible, and they may never become a true “talent” like outstanding individuals appreciated throughout history [15].
Not only does the Meritocracy fail in social statistics but it also fails to explain many important questions, such as teacher salaries are sometimes lower than workers or traders and the absurdity of the myth of “those who work hard will get a promotion” despite the fact that the management level always has fewer positions than the number of employees who are trying. However, meritocracy works only when the lower classes accept it. But why do they accept it, if they would end up getting nothing? One study has shown that meritocracy acceptance is associated with positive emotional indicators, people who believe in meritocracy can maintain happiness and optimism better than who do not which is similar to effects brought by just-world hypothesis [16]
Just-world hypothesis and meritocracy have a pretty close connection, on the one hand, they are the theoretical foundation that many people still use as the ultimate prism of real life; on the other hand, both have received much criticism in academic circles for their connection to social injustice.
And they all lead people to trust below popular harmful advice:
- Be cautious when it comes to common advice
Back to part one, I think a few people are still sceptical about the just world fallacy. “Overall it’s still true” said by many, but it’s just that most of us – with knowledge from school and our elders – have an overly permissive standard of what is right”.
In scientific research, the claim “eating sugar is not good for our health” has taken decades, thousands of dollars and wisdom of generations of scientists – but eventually, those efforts only came to relatively “general conclusions”” in the eyes of the masses and still has not been considered as absolute right or wrong [17].
At a higher level in the seek for truth, philosophers and theologians must invoke extremely complex theories only to interpret some kind of common reality. Of course, ordinary people do not need a mind that is too complicated to live, but sometimes thinking too simple is also harmful.
I intend to start this article in the direction of [non-science], which is pure editorial, and also know that will spread broader. That article will only cover part 3, revolving around exposing popular advice from capitalists, instead of going through two parts on just-world theory and meritocracy. But I found it better to let people use their newly accessed knowledge to analyze old phenomena.
Those are tips like:
– “If you want to be successful, don’t leave the office before 7:00 pm”.
The fact that you work overtime at your office has no cause-and-effect relationship to “success”. But immediately, it is a sign of exploitation and overtime has long been shown to be closely related to stress and other mental problems [18].
– “When you are young, dedicate yourself, learn from experience, and do not care too much about the money you make”.
Learning from experience doesn’t contradict getting paid fairly, and a good company needs to guarantee both.
– “When you are young, dedicate yourself and do not expect anything in return, that will make you successful later on”.
I think the deception from this sentence is much easier to realize.
In general, recent public opinion, especially from the young, has had certain immunity to the above clichés. In articles that quote these sentences (often from entrepreneurs), instead of receiving admiration as before, what can be seen now are a series of ridiculous and critical comments.
But at the same time, there are still many people who believe that the world is truly fair, and the dedication to corporations will receive a worthy return.
I once read a book, which said that when asked the secret that makes Michael Jordan become a legendary basketball player, the only response was “work hard, pay attention to nutrition and a spirit that never gives up”. But all these characteristics can be found in a normal basketball player in your college or some unknown mid-range players. And actually, most of the basketball players are neither short, lazy nor stupid, but we still have only one Michael Jordan.
So if you want to know what hard work is, you should take a tour of the industrial zones, to see how citizens work hard all day and often overtime. I do not think everyone there is too lazy or rebellious to fall into ” such circumstances” (the author has no prejudice, but this word and the job of the worker has been prejudiced by society) like that. I also don’t think everyone there will one day be promoted thanks to their hard work.
Or you can look at the graduate unemployment rate, and the number of successful people in society compared to the number of self-help books sold. Or if you are lucky, you may find out how to hire mid-senior positions in corporate companies that usually do not go through CV submission.
Of course, there is no denying the fact that the majority of working-age people in Vietnam are not highly skilled or productive, and this has been repeatedly reported in newspapers [19]. But this is a macro problem, rather than a personal story. And the problem of meritocracy actually happens in developed societies like the UK or the US, which are characterized by a series of outstanding human indicators.
But in this ‘Age of Adulthood’ week, I hope people can avoid falling into the common traps mentioned above which make them suffer on their own or create suffering for others.
Success is a complex concept, but the convention of social success is set out even harder to achieve by everyone. The people who are reading this post are already in the minority and luckier than a lot of the people out there. You will be successful to some extent, I think, but you need to recognize the complexities behind that success (or failure).
Perhaps sometimes people might forget that they are surrounded with ordinary people, who are not dissatisfied, but all think that they will be at the top of society someday – until they feel that their lives are not too bad and become familiar with this stable life even when the dream to become successful has not been achieved. Among the crowded road and the people enjoying their coffee on the pavements, I don’t think most of them will live the top-notch life, although they are also special and interesting. In a class of tens of students, or even a school of thousands of students, we still often pay attention to a few successful individuals, and then forget that the majority of the rest are having ‘normal lives’ (or sometimes a bit difficult).
Choosing a suitable lifestyle that makes you feel comfortable and keeping it stable for the rest of your life is actually nothing too negative. Most of us have parents who are like that. But the obsession about the success you are supposed to achieve for what you have tried or writing your own fairy tale where you are the main character is indeed a kind of lingering suffering.
This suffering will become more significant when people dedicate more but not get much in return. For example, many international students often feel confused when they return to their home countries and remain “faint, ordinary people”, unlike other international students, who can inspire so many people. College students might feel guilty of becoming unemployed after 4 years of studying and spending money given by their parents. Or as a student who studies hard, in the end, is still more blurred than many other hard-working (or lazy) students.
But do not be sad about this, because this disturbance will soon end, everything will be fine, as the majority have experienced so far. And since we live in a suboptimal society, even if no one likes it, most people have to go through it. Our ancestors lived in supposedly harsher societies compared to today, but they did manage to overcome it.
Sadness and confusion are not too bad themselves, but the pursuit of unrealistic positive values and the attempt to escape negative emotions will make it worse. [20]
It is not about accepting your fate, but accepting that you have to create your own destiny (and respect the lives of others).