Bạn không nằm trong top 10 của lớp, không phải là nhân viên của tháng, không là ”10” tiêu chí mà khi bạn hỏi partner của mình về hình mẫu của họ. Nhưng có lẽ bạn tuyệt vời ở nhiều cách, và chắc chắn đủ tốt trong một số lĩnh vực trong cuộc sống. Nếu có một thời điểm để chúng ta ngừng đánh giá bản thân mình để là một con người, đó là ngay lúc này.
Tôi đang làm gì trong cuộc sống này?
”The perennial question in the religion of success.” — By Eric S. Jannazzo, Ph.D.
Câu nói trên được mình tạm dịch là: Câu hỏi tồn tại mãi mãi trong tôn giáo của sự thành công.
Sự theo đuổi thành công cũng như một tôn giáo, bởi vì như những tôn giáo khác, nó như là một robust system ( một hệ thống mạnh mẽ) của việc tạo ra ý nghĩa, vận hành một mức độ hiểu biết về nhận thức và cảm xúc nhất định, dẫn dắt lựa chọn của chúng ta, có những giá trị đạo đức của riêng nó, được xây dựng bởi những hành động lặp lại (ritual) cụ thể và được thực thi theo cộng đồng một nhóm người có chung một hệ tư tưởng lớn chưa được đánh giá.
Tôn giáo của thành công không tôn kính những thứ như là tự nhận thức bản thân ( self-actualization), tự khẳng định bản thân ( self-defined ), tự thú tội (self-adjudicated) mà thành công ở đây được khẳng định bởi vị trí trên nấc thang của xã hội ( social hierarchy).
Tôn giáo của sự thành công rất nguy hiểm bởi vì chúng ta không biết chúng ta đang đặt cuộc sống mình một cách ép buộc dưới chân những ngọn đèn thờ này nhiều đến thế nào. Nó ăn sâu vào tư tưởng của chúng ta, khiến chúng ta nhìn sâu vào bên trong để nghe thấy giọng nói của những lo âu mà nó tạo nên: Tôi đã làm điều này đủ tốt chưa?
Trong sâu thẳm mỗi con người chúng ta, đó là khao khát đạt được những sự đủ đầy cơ bản nhất. Đó là sự bao gồm, không bị lạc loài (inclusion), an toàn xã hội (social safety) , tư cách là một thành viên của xã hội (social membership) và có lẽ trên hết đó là một vị trí đáng ngưỡng mộ và không bị xoi mói, trách mắng.
Mạnh mẽ hơn cả khao khát được hoà nhập (inclusion) đó chính là nỗi sợ khi bởi việc bị đứng ở ngoài rìa (exclusion), phải chịu đựng việc không được để ý tới, bị bỏ lại phía sau và phải nhặt lại những gì mà những người đang có cuộc sống tốt hơn bỏ sót lại. Những khao khát này đã hình thành trong mỗi con người của chúng ta từ lúc xa xưa đến giờ như là một phần của quá trình tiến hoá. Chúng ta là những hậu duệ của vô số các cá thể, những người mà đã từng tập trung vào và đã thành công trong việc chèo lái sự phức tạp không ổn định của các mối quan hệ xã hội. Không còn cách nào khác để họ có thể lớn lên, sinh sản và thành công nuôi dạy con cái của họ ngoài cách đó.
Chúng ta luôn tiếp tục muốn mỗi người trong chúng ta phải đạt được những nhu cầu cơ bản của con người như là thức ăn, chỗ ở và cả những nhu cầu cao nhất như là tình yêu và ý nghĩa trong cuộc sống. Một sự phụ thuộc lẫn nhau khoẻ mạnh (healthy interdependence) chính là chìa khoá cho tồn tại và phát triển. Sức chứa để chinh phục nằm hoàn toàn ở khả năng xã hội của mỗi chúng ta, cái ”đủ tốt” để hợp tác và yêu thương. Chữa lành trong cuộc sống chúng ta đơn giản chỉ là xoay quanh câu hỏi để biết rằng chúng ta xứng đáng được thuộc về, câu hỏi đã luôn là trung tâm cho Homo sapiens.
Chúng ta cứ tiếp tục leo thang nhưng thật sự đâu mới là điểm đến? Chúng ta cứ lao đầu vào như thể có gì đó đang chờ đợi. Nó như là một tia ánh sáng mà chúng ta tưởng tượng (Eden light) ra nơi mà mọi thứ đều thoả đáng, hạnh phúc và những thứ khác sẽ bị lu mờ. Bởi vì không có một thực tại nào có thể đúng với viễn tưởng không thật đó, sự tìm kiếm điều viễn vỗng đó có thể gây ra khủng hoảng cho nhiều người. Những người may mắn thì sẽ nhận ra sự khủng hoảng ấy và đối mặt với chúng, còn lại thì sẽ tiếp tục leo thang đến khi ngã nhào.
Vì thế có lẽ sẽ có một lối đi ở giữa thay vì buông xuôi đi xuống hay cố gắng trèo bằng được lên trên. Đó chính là: Tận hưởng chính cái ”đủ tốt” của mỗi bản thân đồng thời tôn trọng sự cần thiết để đạt được một vị trí trong xã hội. Con đường này sẽ nuôi dưỡng: Sự quan tâm sâu sắc nhất đến những ai biết và trân quý bản thân của họ.
Xin chúc mừng, Bạn là trung bình!
”How changing our definition of average can benefit us” – By Grace Blair
(Tạm dịch: Thay đổi định nghĩa của chúng ta về trung bình sẽ đem lại lợi ích.)
Ngày nay, CV có lẽ chính là tiêu chuẩn so sánh để đánh giá quá trình phát triển của chúng ta. Đây là một trong những cách để tăng kích cỡ của sự thành ông mà có lẽ thậm chí còn làm hoảng sợ cả những người giỏi nhất. Nó như là một cái gương mà khi chúng ta nhìn vào chúng ta như nặng thêm 10 cân vậy. Khi nhìn thấy những thành quả, công việc, các khoá thực tập của mình trong CV còn chưa lấp đầy nửa trang giấy chắc hẳn rất thất vọng. Chúng ta lại tự hỏi rằng: Mình chỉ được như thế này thôi sao? Mình chỉ được mức trung bình như thế này thôi ư?
Câu trả lời là: Đúng, bạn chỉ là mức trung bình và điều đó hoàn toàn ổn
Có một sự thật là khi chúng ta nghĩ về ”trung bình” chúng ta không nghĩ theo đúng nghĩa đen của nó mà chúng ta nghĩ rằng: Trung bình là ”dưới trung bình”. Một nghiên cứu về sự trung bình chỉ là rằng những người tham gia đều đánh giá khả năng của họ cao hơn trung bình. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người tham gia cho rằng trung bình đồng nghĩa với việc kém hơn trung bình.
Mạng xã hội phát triển, chúng ta được tiếp xúc với nhiều điều mới mẻ hơn và cũng nhờ đó chúng ta như đang bị nhắc nhở về thành tựu của những người khác. Họ đến những nơi ta chưa từng đến, lái những chiếc xe đẹp, đắt tiền mà ta không có, có những thăng tiến trong công việc trong khi ta vẫn đang chật vật với mức lương bèo bọt. Công nghệ đã cho ta thấy những cuộc sống mà ta không có.
Mọi người đều mơ ước có được tất cả, cân bằng giữa công việc và cuộc sống, một gia đình, một đời sống xã hội phong phú đủ đầy, luôn muốn trở thành người đứng đầu và rồi chỉ nhận được sự thất vọng. Có lẽ bây giờ đã đến lúc thay vì nhìn nhận thành công theo số lượng chúng ta nên tìm kiếm chất lượng ở nó để thấy rằng là trung bình cũng rất tốt. Từ đây ta có thể tìm thấy được nhiều điều hạnh phúc hơn. Vì đơn giản, thành công không mang lại hạnh phúc nhưng hạnh phúc sẽ mang lại những thành công to lớn hơn. Đã đến lúc để chúng ta xác định lại đâu là thứ chúng ta nỗ lực để tìm kiếm là đạt lấy.
Giặt xong quần áo có thể đã đủ tốt rồi.
”Why you’re underappreciating what you’ve learned during quarantine?.’‘ – By Michellana Jester, Ph.D.
(Tạm dịch: Tại sao bạn lại đánh giá thấp những điều bạn đã học được khi giãn cách?)
Chắc không ít lần bạn lướt Facebook hay Instagram và thấy được một người bạn của mình đang học một ngoại ngữ mới, hay một người bạn đang thử những công thức nấu ăn khó nhằn hay trở thành một nhà thiết kế làm freelance ở nhà và kiếm được nhiều tiền trong thời kì lockdown này. Bỗng dưng đâu đó ta nhận được một thông điệp rằng: nếu khi hết quarantine mà mình không học được kĩ năng nào mới chúng ta sẽ lãng phí thời gian, và đã buông thả.
Tuy vậy, thông điệp này là phản tác dụng. Nó chối bỏ hết những điều chúng ta đã học hỏi được để tồn tại trong thời kì khó khăn này như là: dạy học tại nhà, họp mặt qua Zoom, theo dõi hàng loạt các thông tin thời sự để bảo vệ bản thân và gia đình. Ngoài ra còn có việc sống mà không có tương tác giữa người với người, không có bạn bè, vui chơi và phải làm việc tại nhà. Kể cả khi số đông trong chúng ta đã được tiêm vaccine, chúng ta cũng phải hiểu được rằng mình phải hoà nhập và xem đây như là bình thường.
Chúng ta có thể thử thách bản thân bằng việc học thêm nhiều thứ mới mẻ, nhưng điều đó có thật sự cần thiết và quá quan trọng? Cái khó khăn trong câu nói ”Just do it” ép buộc chúng ta phải hoàn thành và đạt được gì đó và đôi khi những điều đó vượt quá khả năng của bản thân chúng ta. Quá trình vội vàng để hoàn thành đó đôi khi sẽ khiến chúng ta mệt mỏi và kiệt sức.
Khoa học thần kinh chỉ ra rằng, quá trình học của người trưởng thành gắn với thói quen, 40% cách cư xử là thói quen. Khi chúng ta cố làm điều gì đó mới mẻ, thói quen của chúng ta như đứng giữa đường chặn ta lại. Để bộ não ta có thể hoạt động khác đi, bạn phải làm những hành động mới nhiều lần lặp đi lặp lại cho đến khi nó thành thói quen và điều này đòi hỏi một lượng thời gian nhất định nếu không nói là dài lâu. Học hỏi trong bối cảnh đại dịch đã đủ khiến đầu óc chúng ta căng thẳng để phản ánh và tiếp cận thêm những kiến thức mới.
Thông thạo thêm một ngoại ngữ mới hay là thành công tạo dựng một cơ sở kinh doanh rất đáng khen ngợi, nhưng trước tiên hãy để cho chúng ta một thời gian để nhận ra và trân trọng những gì mình đã làm để thích ứng với thực tại mới này.
Về cảm nhận của mình
Đây là một bài báo mình đọc được ở trên trang Psychology Today. Bài viết này thật sự để lại ấn tượng cho mình vì chính mình cũng là một người đang tự thấy bản thân mình không đủ. Khi đọc xong bài viết mình đã tự ngẫm nghĩ về những điều mình làm trong suốt khoảng thời gian giãn cách.
Mình cũng có học hỏi thêm nhiều điều mới như là ngôn ngữ (Tiếng Nhật) hay các mảng mà mình thích như là Âm nhạc và Viết Lách. Thật sự để mà nói, theo cảm nhận của mình, kiên trì theo đuổi một điều gì đó thật sự rất khó nhưng không phải là không làm được. Cái mình đặt bullet point ở đây đó chính là cảm giác nó đem lại. Nếu bạn đang theo đuổi hay làm những điều khiến bạn thấy đó như là gánh nặng hay áp lực bạn nên dừng lại một nhịp để xem thử thật ra mình có muốn nó hay không. Mình không phủ nhận việc biến một thứ trở thành niềm vui của bản thân là không thể (mình đã từng thực hiện được điều này rồi). Cái quan trọng ở đây theo mình nghĩ vẫn nằm ở chính mỗi người thôi. Con đường chính giữa kia có lẽ sẽ là lối tư duy đúng nhất để ta học hỏi và phát triển: Biết mình và tôn trọng mình và người khác.
Trên đây là bài viết mình phiên dịch lại từ trang Psychology Today. Ở bài viết trên mình đã cố gắng dịch lại sao cho dễ tiếp cận nhất và có lược bỏ một số đoạn mình cho là không cần thiết. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm thì mình có để link ở dưới đây nhé.
Debbie.
Bài viết còn một phần nữa, ở đó mình sẽ tiếp tục và viết về ”đủ tốt” trong tình yêu và đời sống gia đình.
https://spiderum.com/bai-dang/Ban-du-Tot-You-are-good-Enough-Kph7aMjSDhEH