r/explainlikeimfive
u/pixie_laluna (15.9k points)
ELI5: Làm sao mà cồn 70% lại diệt khuẩn tốt hơn cồn 90% ?
____________________
Link Reddit: https://redd.it/erfec8
____________________
u/StudentDoctor_Kenobi (18.8k points – x5 golds – x3 silvers)
70% cồn chứa 30% nước, và nước là thứ cần thiết để cho cồn tác động lên các tế bào và tiêu diệt chúng.
u/pixie_laluna (15.9k points)
ELI5: Làm sao mà cồn 70% lại diệt khuẩn tốt hơn cồn 90% ?
____________________
Link Reddit: https://redd.it/erfec8
____________________
u/StudentDoctor_Kenobi (18.8k points – x5 golds – x3 silvers)
70% cồn chứa 30% nước, và nước là thứ cần thiết để cho cồn tác động lên các tế bào và tiêu diệt chúng.
Nó giống như rán bánh pan vậy. Bạn để xem, cái lúc mà chảo bạn đang nóng, rồi bạn đổ cốt bánh, rồi nó xèo xèo chín bên ngoài rõ nhanh phải không ? Và rồi bạn lật cái bánh, mặt bên kia cũng chín xèo vèo cái xong chín, nhưng phần giữa bánh thì không chín tí nào đúng không? 90% cồn nó như vậy đó. Nó không thâm nhập tốt được vô từng tế bào hay cụm tế bào vi khuẩn vì nó rút cạn nước của tất cả mọi thứ mà nó chạm tới. Cồn 70% thì lại khác, nó lại giống như rán bánh pan vừa vừa ở lửa nhỏ. Nó có tiếp xúc với bên ngoài, nhưng nước cũng góp phần truyền nhiệt để nấu chín bên trong nữa (Nhiệt làm biến chất protein).
Nguồn : https://blog.gotopac.com/…/why-is-70-isopropyl-alcohol-ipa…/
– Sự có mặt của nước là nhân tố quyết định tới khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh của Isopropyl alcohol (C3H7OH aka cồn rượu).
Nước giữ vai trò như một chất xúc tác cũng như là yếu tố chính để làm biến chất protein màng tế bào. Dung dịch cồn 70% có thể thẩm thấu qua thành tế bào và đi sâu vào trong tế bào, và làm biến chất hết đống protein trong đó, và làm lũ vi khuẩn chết tức tưởi. Nhiều nước hơn cũng làm cho dung dịch chậm bay hơi hơn đồng nghĩa với thời gian phản ứng diễn ra lâu hơn và tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn. Rượu cồn trên 91% làm biến tính protein ngay lập tức khi tiếp xúc. Vậy nên, lớp protein bị biến tính trở thành một lớp bảo vệ những protein khác bên trong nó tránh bị biến tính.
Dung dịch cồn >91% có thể tiêu diệt vi khuẩn, nhưng cần thời gian tác dụng lâu hơn để tiêu diệt vi khuẩn, nhiều lúc nó còn đẩy những tế bào vi khuẩn vào kén bất động mà không bị tiêu diệt. Dung dịch cồn 50% cần ít hơn 10s để giết vi khuẩn Staphylococcus Aureus (khuẩn tụ cầu vàng), trong khi đó dung dịch 90% với thời gian tương tác hơn 2 giờ lại không có hiệu quả bằng.
Edit: Ờ thì có nhiều thắc mắc nên tôi chia ra làm 2 điểm:
Thứ nhất: Nồng độ dung dịch cồn cao (đặc biệt là isopropyl) vẫn đôi lúc tốt hơn, nhất là khi dùng khi lau chùi đồ điện tử, nước để lau đồ điện có vẻ là một ý kiến tồi.
Thứ hai: Cái thứ rượu mà chúng ta nhắc đến là rượu isopropyl ( Cái mà không tốt khi tiêu thụ). Có kha khá nhiều loại rượu cồn khác nhưng tôi nghĩ xhúng ta nên bám vào cái thường được dùng.
Edit 2: Nhiều người hỏi về nguồn, tốt thôi đấy là phần hay của khoa học mà. Nguồn của bài viết này được củng cố bởi cố vấn tiến sĩ (mentors PhD) trước đã dạy tôi, và đương nhiên nó mang tính khoa học. Nhỡ nó dài quá các bạn lười độc, đây là CDC đã đề cập đến,:
https://www.cdc.gov/…/di…/disinfection-methods/chemical.html
– Thêm nước giúp tăng cường hiệu quả của rượu Isoproyl và ethyl.
Cách giải thích khả thi nhất cho tác động diệt khuẩn của rượu chính là sự biến tính của protein. Cơ chế này được quan sát bởi dung dịch rươu ethyl nguyên chất, một chất khử nước, có khả năng diệt khuẩn kém hơn dung dịch giữa rượu và nước vì protein bị biến tính nhanh hơn khi có sự có mặt của nước.
– Tính diệt khuẩn của isopropanol và ethanol
Hoạt động diệt khuẩn của rượu ethanol ở các nồng độ khác nhau đã được kiểm chứng đối với nhiều loại vi sinh vật trong thời gian phơi nhiễm từ 10 giây đến 1 giờ. Pseudomonas aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh) đã bị giết trong 10 giây với ethanol ở tất cả mức nồng độ từ 30% đến 100% ( v / v) , Serratia marcescens (Trực khuẩn hình que), E, coli và Salmonella typhosa (Cũng một loại khuẩn hình que) đã bị diệt trong 10 giây với ethanol ở các loại nồng độ từ 40% đến 100%. Các vi khuẩn gram dương Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng) và Streptococcus pyogenes (Liên cầu khuẩn) có sức đề kháng cao hơn một chút, bị giết trong 10 giây với dung dịch ethyl 60%. Rượu isopropyl (isopropanol) có tính diệt khuẩn cao hơn một chút so với rượu ethyl đối với E. coli và S. aureus.
– Nồng độ cồn đủ để tiêu diệt virus.
Rượu Ethyl, ở nồng độ 60% – 80%, là một tác nhân diệt virut mạnh làm bất hoạt tất cả các virut lipophilic (ví dụ: herpes, vaccinia và virut cúm) và nhiều loại virut ưa nước (ví dụ: adenovirus, enterovirus, rhovovirus và rotavirus nhưng trừ lũ virus viêm gan A (HAV) hoặc polaguirus).
Isopropanol cũng tương tự với chlorhexidine (chất trong nước xúc miệng)
Nguồn : https://blog.gotopac.com/…/why-is-70-isopropyl-alcohol-ipa…/
– Sự có mặt của nước là nhân tố quyết định tới khả năng tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh của Isopropyl alcohol (C3H7OH aka cồn rượu).
Nước giữ vai trò như một chất xúc tác cũng như là yếu tố chính để làm biến chất protein màng tế bào. Dung dịch cồn 70% có thể thẩm thấu qua thành tế bào và đi sâu vào trong tế bào, và làm biến chất hết đống protein trong đó, và làm lũ vi khuẩn chết tức tưởi. Nhiều nước hơn cũng làm cho dung dịch chậm bay hơi hơn đồng nghĩa với thời gian phản ứng diễn ra lâu hơn và tăng hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn. Rượu cồn trên 91% làm biến tính protein ngay lập tức khi tiếp xúc. Vậy nên, lớp protein bị biến tính trở thành một lớp bảo vệ những protein khác bên trong nó tránh bị biến tính.
Dung dịch cồn >91% có thể tiêu diệt vi khuẩn, nhưng cần thời gian tác dụng lâu hơn để tiêu diệt vi khuẩn, nhiều lúc nó còn đẩy những tế bào vi khuẩn vào kén bất động mà không bị tiêu diệt. Dung dịch cồn 50% cần ít hơn 10s để giết vi khuẩn Staphylococcus Aureus (khuẩn tụ cầu vàng), trong khi đó dung dịch 90% với thời gian tương tác hơn 2 giờ lại không có hiệu quả bằng.
Edit: Ờ thì có nhiều thắc mắc nên tôi chia ra làm 2 điểm:
Thứ nhất: Nồng độ dung dịch cồn cao (đặc biệt là isopropyl) vẫn đôi lúc tốt hơn, nhất là khi dùng khi lau chùi đồ điện tử, nước để lau đồ điện có vẻ là một ý kiến tồi.
Thứ hai: Cái thứ rượu mà chúng ta nhắc đến là rượu isopropyl ( Cái mà không tốt khi tiêu thụ). Có kha khá nhiều loại rượu cồn khác nhưng tôi nghĩ xhúng ta nên bám vào cái thường được dùng.
Edit 2: Nhiều người hỏi về nguồn, tốt thôi đấy là phần hay của khoa học mà. Nguồn của bài viết này được củng cố bởi cố vấn tiến sĩ (mentors PhD) trước đã dạy tôi, và đương nhiên nó mang tính khoa học. Nhỡ nó dài quá các bạn lười độc, đây là CDC đã đề cập đến,:
https://www.cdc.gov/…/di…/disinfection-methods/chemical.html
– Thêm nước giúp tăng cường hiệu quả của rượu Isoproyl và ethyl.
Cách giải thích khả thi nhất cho tác động diệt khuẩn của rượu chính là sự biến tính của protein. Cơ chế này được quan sát bởi dung dịch rươu ethyl nguyên chất, một chất khử nước, có khả năng diệt khuẩn kém hơn dung dịch giữa rượu và nước vì protein bị biến tính nhanh hơn khi có sự có mặt của nước.
– Tính diệt khuẩn của isopropanol và ethanol
Hoạt động diệt khuẩn của rượu ethanol ở các nồng độ khác nhau đã được kiểm chứng đối với nhiều loại vi sinh vật trong thời gian phơi nhiễm từ 10 giây đến 1 giờ. Pseudomonas aeruginosa (Trực khuẩn mủ xanh) đã bị giết trong 10 giây với ethanol ở tất cả mức nồng độ từ 30% đến 100% ( v / v) , Serratia marcescens (Trực khuẩn hình que), E, coli và Salmonella typhosa (Cũng một loại khuẩn hình que) đã bị diệt trong 10 giây với ethanol ở các loại nồng độ từ 40% đến 100%. Các vi khuẩn gram dương Staphylococcus aureus (Tụ cầu vàng) và Streptococcus pyogenes (Liên cầu khuẩn) có sức đề kháng cao hơn một chút, bị giết trong 10 giây với dung dịch ethyl 60%. Rượu isopropyl (isopropanol) có tính diệt khuẩn cao hơn một chút so với rượu ethyl đối với E. coli và S. aureus.
– Nồng độ cồn đủ để tiêu diệt virus.
Rượu Ethyl, ở nồng độ 60% – 80%, là một tác nhân diệt virut mạnh làm bất hoạt tất cả các virut lipophilic (ví dụ: herpes, vaccinia và virut cúm) và nhiều loại virut ưa nước (ví dụ: adenovirus, enterovirus, rhovovirus và rotavirus nhưng trừ lũ virus viêm gan A (HAV) hoặc polaguirus).
Isopropanol cũng tương tự với chlorhexidine (chất trong nước xúc miệng)
https://www.facebook.com/groups/476457803019215?view=permalink&id=484967135501615