Câu hỏi: Nhiều người rất chăm chỉ nhưng không thể tiến bộ được nhiều. Tại sao vậy?
Trả lời: Chier Hu
Để trả lời bạn, tôi đã viết ra câu chuyện về một võ sư karate đang huấn luyện cho học trò của mình (xin hãy đọc một cách kiên nhẫn nhé).
Tiếng động liên hồi phát ra từ phòng tập.
“Này chàng trai trẻ, sao cậu vẫn còn ở đây vậy?”
Vị võ sư hỏi sau khi đi đến nơi tiếng động phát ra.
Cậu thanh niên ngước nhìn lên và trông thấy người thầy, anh khựng lại, thở hổn hển rồi đáp, “Em muốn luyện tập thêm một chút, đấm bao cát này thêm lát nữa. Hôm nay em phải đấm được 1000 cú trước khi đi về”.
Vị võ sư tiến lại gần, nhìn vào đầu nắm đấm đang rỉ máu, xoa đầu anh ta vào nói, “Đấm bao cát sao?
Tôi nghĩ rằng cái bao cát đang đấm cậu thì đúng hơn. Đó đâu phải cách luyện karate chứ.“
“Vậy em nên làm thế nào?”
Vị võ sư quấn một chiếc đai đen quanh hông, lùi lại hai bước và làm động tác khiêu chiến: “đến đây.”
Ông phô ra một phong cách thực chiến thuần túy.
Cậu cúi đầu chào thầy, vào thế chiến đấu và thận trọng tiến lại gần đấu thủ.
Trong nhịp thở chậm rãi, cự li dần thu hẹp. Hai bàn tay của họ đập vào nhau, cậu đột ngột tung một cú móc trái thẳng vào ngực của vị võ sư. Tỏ vẻ ngạc nhiên, cậu hốt hoảng: “Ra đòn kiểu này, cảm giác thật kỳ lạ“
Và rồi, một ánh sáng màu trắng lóe qua, chàng trai cảm nhận được cơn gió thổi qua mặt mình và khi mở mắt ra, chân của võ sư đã ở ngay cạnh cổ anh rồi.
Võ sư đã thắng.
Cậu ta ngồi bệt xuống đất, lộ rõ vẻ chán nản: “Có vẻ em không phải người thích hợp để luyện karate rồi. Thầy bảo em còn phải cố gắng thêm bao nhiêu nữa đây?! Em cần chịu đựng thêm điều gì nữa? Em chẳng thể qua được vòng loại đầu tiên của giải trường nữa kia! Em không có khiếu môn này! “
Lộ rõ vẻ buồn bực, cậu giơ bàn tay sứt mẻ rỉ máu của mình lên.
Võ sư: “Cậu ngờ nghệch vì cậu mê tín đó thôi. Giống hệt lũ chim của Skinner vầy.
Skinner là một chuyên gia tâm lý học, người đã viết nên bài báo nổi tiếng vào năm 1948 nói rằng chim bồ câu có thể trở nên cực kỳ mê tín trong môi trường được thí nghiệm.
“Cụ thể là, Skinner đã cho tám con bồ câu vào tám chiếc hộp riêng biệt được thiết kế sao cho cứ 15 giây, thức ăn sẽ rơi xuống chỗ chúng.
Một vài ngày sau, hai người quan sát sẽ ghi chép lại những hành động của lũ chim.
Họ nhận thấy rằng sáu con trong số đó có thay đổi rõ rệt trong hành động của mình. Vài con liên tục chạy ngược chiều kim đồng hồ, những con khác lại cứ húc đầu vào góc hộp. Trước đấy, người ta chưa từng chứng kiến điều này.
Cậu biết tại sao lũ chim lại hành xử kỳ lạ đến thế không?
Skinner tin rằng ấy là vì lũ bồ câu cực kỳ mê tín. Chúng nghĩ rằng mình cần phải làm gì đó thì mới sớm được cho ăn, và nếu muốn số thức ăn đó xuất hiện trở lại, chúng phải thực hiện lại đúng hành động cầu xin trước đó. Cũng giống lũ chim kia, chính sự mê tín đã nảy sinh ra một mối liên kết nào đó giữa hai thứ xảy ra khá gần nhau“
Bồ câu không phải loài duy nhất mê tín đâu, con người cũng vậy đó.
Đi qua gầm cầu thang là điềm xui.
Làm vỡ gương thì sẽ có thảm họa nào đó.
Ta sẽ có chửa nhờ việc thờ tượng Quan thế âm.
Đều là mê tín hết.
Nhưng còn một điều mê tín khác đang tràn ngập khắp nơi, gây nên tổn thất khủng khiếp nhưng đa phần mọi người không nhận thức được sự tồn tại của nó.
Rất nhiều người tin rằng chỉ cần chịu đựng đau đớn, khổ sở trong quá trình luyện tập thì họ có thể tiến bộ được. Tuy vầy, đó cũng là điều mê tín hoàn toàn, và là quan hệ nhân quả mà người ta cố tình tạo ra giữa nỗi đau và sự tiến bộ. Thực tế thì, kiểu nhân quả ấy không hề tồn tại. “
“nhưng chẳng phải những khả năng phi thường đều là kết quả của sự chăm chỉ đó sao?
Mọi người đều nghĩ vậy mà! “
Cậu chẳng thể kìm được.
“đúng đó chứ, nhưng cậu lại hiểu ngược rồi. Đúng là nhiều khả năng người ta sẽ phải khổ sở trong quá trình cố gắng tiến bộ, nhưng chưa chắc nỗi khổ sẽ tạo nên sự tiến bộ đâu. Ấy không phải lý do thực sự tạo nên sự tiến bộ.”
“vậy thì đó là gì ạ?”
“Sự luyện tập chuẩn xác và có khoa học.”
Theo lời hai nhà tâm lý học Hoa Kỳ Eriksson và Poole, nếu thực sự muốn giỏi một ngành nào đấy, bạn cần thực hiện 3 T.
Cụ thể là, Tập trung, Tiếp nhận phản hồi và Tinh chỉnh. Nói ngắn gọn thì, 3T là cách luyện tập ở thế chủ động – cách rất hiệu quả để đạt được tiến bộ. “
Võ sư chỉ vào mặt anh ta và mắng: “mấy câu ‘Em không có khiếu môn này’, ‘Em không hợp’, ‘Em không giỏi’, đều cùng thuộc mớ hổ lốn vớ vẩn kia. Chúng chỉ có thể làm người ta nhụt chí thêm mà thôi. Chẳng giúp ích được gì đâu. Nếu muốn tăng cường khả năng của mình, cậu sẽ cần giải quyết rất nhiều vấn đề nhỏ nhặt phát sinh trong quá trình luyện tập và phải liên tục tiến từng bước trên con đường vạn dặm của mình.
Chỉ khi tích lũy dần những thành công nhỏ lẻ rồi tạo ra chiến thắng lớn, ta mới có thể được sống dậy thêm một lần nữa. Chỉ cần luyện tập khoa học và đúng cách, kẻ bình thường cũng có thể trở thành những bậc thầy thực thụ. “
Trông cậu có vẻ bỡ ngỡ: “vậy thì em nên làm gì bây giờ?”
Võ sư: “đầu tiên, hãy tập trung! Bỏ tai nghe ra, đừng để thứ gì cản trở sự tập trung cao độ của cậu, không nên luyện tập trong thời gian quá lâu, nếu không cậu sẽ chẳng thể chú ý tới hiệu quả của quá trình luyện tập được.”
Cậu ta nhanh chóng tháo tai nghe ra.
“thứ hai là, tiếp nhận phản hồi. Mỗi khi di chuyển, ta cần biết mình có làm đúng hay không. Vấn đề lớn nhất của cậu bây giờ là cách boxing của cậu chẳng giải quyết gì, bởi tay cậu khỏe đấy, nhưng tung đòn lại không chuẩn xác. Đấm vào ngực đối thủ là điều vô dụng. Cậu phải đánh vào đây này.”
Võ sư lấy ngón tay chọc vào sườn của anh ta. “Cậu phải lấy đầu nắm đấm thúc thẳng vào chiếc xương sườn thứ 11 của hắn ta.”
Chiếc xương này rất yếu, dễ gãy và lại ở ngay cạnh gan nữa.
Dù hắn có mạnh tới cỡ nào đi nữa, chỉ cần ăn một quả móc đủ mạnh vào ngay phần gan, gã sẽ phải lăn lộn vì đau đớn.
Thử luôn đi. Giờ cậu sẽ tấn công, tôi sẽ đưa ra những phản hồi cậu cần tiếp thu. “
Cậu thu mình, cố gắng đứng dậy và liên tục móc vào phần sườn của võ sư.
“Đánh chưa đúng chỗ đâu.
Làm lại đi. “
“chưa theo kịp cường độ rồi.
Làm lại đi. “
“đừng chỉ dùng lực cánh tay, tận dụng cả hông nữa.
Làm lại đi. “
“tốt, giờ thì cậu hiểu rồi đấy. Hãy nhớ lấy cảm giác này và cố gắng khơi dậy nó vào đúng lúc nhé. Được đấy. Làm lại đi.”
Nửa giờ đồng hồ sau, người cậu đã đẫm mồ hôi và phải thở dốc còn vị võ sư chỉ hơi mệt chút thôi: “tốt rồi, cậu đã rất tập trung, những thói quen xấu trước đây đã thay đổi khá nhiều rồi, giờ cậu đã có thể thực hiện một cú móc chuẩn xác 10 lần liên tiếp, năng lực của cậu dần trở nên ổn định rồi đấy. Đấy là mục đích của chữ T thứ ba, Tinh chỉnh. Hôm nay vậy là đủ rồi. Còn một tháng trước khi giải đấu bắt đầu, chúng ta sẽ luyện tập hằng ngày”.
Cậu cảm thấy mệt mỏi rồi, “Thưa thầy, thầy có chắc rằng cách luyện tập này sẽ có hiệu quả không?”
Võ sư vừa đi vừa nói, “Vào năm 1968, phi công Hoa Kỳ đã rất thê thảm trong chiến tranh Việt Nam”.
Đã có thời điểm, họ bị quân đội Việt Nam tàn phá với tỉ lệ thiệt hại là 1:1.
Nói thẳng ra là, mỗi khi quân Mỹ bắn rơi một chiếc máy bay chiến đấu Việt Nam, họ cũng mất đi một chiếc.
Tổn thất đó với phía Mỹ là quá to lớn, vì thế họ đã khởi động chương trình “trường phi công ách” (các phi công có thể bắn hạ từ 5 máy bay đối phương trở lên. “
Sau đó, quân đội Mỹ cho các phi công giỏi nhất làm người huấn luyện. Những người tham gia phải liên tục mô phỏng các cuộc không chiến và ghi chép lại về quá trình luyện tập. Ngay lúc kết thúc buổi huấn luyện nào, các phi công đều phải họp để báo cáo kết lại và huấn luyện viên sẽ phê bình đồng thời tổng kết lại những buổi tập trước đó. Phi công sẽ lưu ý điều đó khi tham gia buổi tập kế tiếp để có thể liên tục lặp lại quá trình phản-hồi-sửa-chữa này, và cả vào lúc hai bên chiến đấu với nhau vào năm 1970 nữa, sau khi được huấn luyện đặc biệt.
Trung bình, với mỗi máy bay bị hạ, họ có thể bắn rụng 1,25 máy bay địch. Có thể nói hơi quá, nhưng thực sự những phi công được huấn luyện kiểu này đã cải thiện được kết quả của mình một cách đáng kể. Các phi công Mỹ khác không được tập theo cách tương tự vẫn có kết quả khá tệ hại. Đó chính là hiệu quả của luyện tập có chủ đích. Chỉ cần luyện tập đúng khoa học, ta có thể đào tạo được chuyên gia trong mọi lĩnh vực, không chỉ là phi công chiến đấu hay karate.“
Cậu chăm chú lắng nghe, dè dặt hỏi thầy, “thật chứ ạ? “
Võ sư khựng lại và quay về phía cậu. “Này, tôi biết cậu định nói gì rồi. Cậu sẽ bảo nhiều người trên đời từ khi sinh ra đã có chuyện rồi. Có người chẳng thể phân biệt được màu sắc. Người chẳng thể nghe cho chuẩn được”. Từ đó họ sẽ gặp nhiều vấn đề trong hội họa và âm nhạc, nhưng đó chỉ là số ít và là trường hợp đặc biệt thôi.
Đa phần những người nói rằng họ không hợp để làm chuyện gì đó đều đang nói nhảm mà thôi.
Họ không tiến bộ được bởi họ không luyện tập đúng cách, và họ chẳng thể tuân thủ cho nghiêm ngặt được bởi sự mê tín cho rằng mình chỉ có thể tiến bộ khi phải vật lộn mà thôi. Song khi đã khổ sở mà chẳng thể tiến bộ được, họ cho rằng định mệnh đã khước từ mình và bắt đầu bỏ cuộc.
Cậu cần nhớ rằng dù có là trường hợp đặc biệt đi chăng nữa, bị khuyết tật bẩm sinh chẳng hạn, thì cũng không đồng nghĩa với việc chẳng thể trở thành người có đẳng cấp đâu, định mệnh của mỗi con người là một hệ thống hỗn độn hai cấp độ, tức là thái độ của bạn với vấn đề sẽ quyết định ngược trở lại tình hình vấn đề đó. Sau cùng, kỳ vọng của ai đó về số phận của chính mình thường sẽ thành sự thật, vì thế không nên nghi ngờ bản thân mình, nó sẽ hủy hoại mà thôi.
Khi lên 5 tuổi, Dustin Carte bị nhiễm trùng nặng và phải phải cưa cả tứ chi để giữ được mạng sống. Khi không có công cụ hỗ trợ, anh sẽ phải rất vất vả trên mặt đấy, nhưng tôi sẽ nói với cậu điều này. Dustin đã tập luyện môn vật và còn tham gia thi đấu nữa cơ, và đánh bại được nhiều võ sư khác. Cuối cùng, người đàn ông không có chân tay kia đã giành giải vô địch cuộc thi đấu vật liên bang đấy.
Vì thế, chàng trai trẻ ơi, cậu phải nhớ rằng mọi thứ đều phụ thuộc vào cậu thôi, cậu mới là người nắm giữ vận mệnh của chính mình.
Vận mệnh đó do chính cậu tạo ra chứ không phải Chúa trời.
Lần sau đừng để tôi nghe thấy mấy câu nhảm nhí “em không có khiếu” nữa đấy. “
Dứt lời, ông quay bước và biến mất sau cánh cửa của phòng tập.
Một tháng sau đấy, khi vị võ sư đang giảng bài trong lớp, cửa phòng học mở ra và cậu thanh niên nào bước vào với một chiếc cúp khổng lồ: “Thưa thầy, em xin lỗi vì đến muộn. Thầy biết đấy, người chiến thắng luôn phải thi đấu sau cùng mà. Hơi mất thời gian xíu. “
Ông giơ viên phấn lên và mỉm cười, “Cậu giỏi thật đấy. Trước đây khó khăn lắm tôi mới hiểu được.”
Source: https://qr.ae/pNn2z2
https://www.facebook.com/story.php?story_fbid=1111497425870133&id=445651442454738