Câu chuyện sói già trường tiểu học 🙂
r/ELI5
u/chaznik
ELI5: Những người trong sàn chứng khoán hò hét về cái gì vậy ?
——————————————————————————————
u/fox-mcleod
Phần 1:
Hãy tưởng tượng như ông kiếm thêm tiền tiêu vặt bằng cách bán kẹo mút ở trường. Vì ông mua 100 cây kẹo với giá 10 đô nên ông kiếm lãi bằng cách bán 25 cent (1/4 đô) mỗi cái.
Nhưng ông đào đâu ra 10 đô ? Tuy nhiên, ai cũng được lợi nếu họ hùn tiền cho ông. Nên ông nhờ đám bạn “đầu tư” cho thương vụ béo bở này. Mỗi người đưa ông 1 đô, đổi lại ông cho họ (và chính bản thân mình) một ít cổ phần trong thương vụ liều lĩnh này như một giao kèo chia lợi nhuận sau này. Ông và đám chiến hữu mua một gói kẹo, bán hết đống đó trong một tuần với giá 25 cent/cây.
Vậy bây giờ ông có 0 cây kẹo và 25 cent * 100 = 25 đô. Tuyệt vời ! Ông có thể trả cho bản thân mình nhiều hơn một ít (market rate) vì ông là người bán hàng – tầm 5 đô gì đó đi. Bây giờ ông có 20 đô và chia cho 10 người. Mỗi người được 2 đô từ khoản đầu tư 1 đô – 10 người góp, 10 người vui. 1 đô là tiền đầu tư ban đầu, 1 đô là tiền lãi – phần lãi đó gọi là cổ tức.
Bây giờ, liệu những nhà đầu tư của chúng ta có tham gia tiếp tuần này không ? Đương nhiên rồi, ông đang nhân đôi tiền lên cho họ cơ mà. Với cả ông hết kẹo rồi thì phải ? Tốt nhất là tụ tập cả đám lại tại một “cuộc họp cổ đông”, bỏ phiếu và thống nhất rằng sẽ bỏ qua việc chia lợi nhuận, dùng số tiền đó để mua hai gói kẹo và kiếm tiền nhanh hơn.
Tuần sau ông lại bạn hết sạch hàng. Vì chỉ có mình ông là người bán nên ông vẫn có 5 đô mà “biên lợi nhuận” của ông lại tăng. Ông có thể mua 4.5 gọi kéo mút mỗi tuần. Việc làm ăn của ông đang phát triển !
Hiện giờ thằng nhóc mới vào trường để ý viêc kinh doanh của ông và muốn mua ít cổ phần. Ông bán cổ phần của mình với giá 1 đô. Nhưng mỗi tuần ông lại kiếm được nhiều hơn tuần trước. Vậy giá trị của một cổ phần hôm nay sẽ là bao nhiêu ? Dù những người đầu tư chưa nhận được tiền, nhưng giá trị cổ phần họ tăng khi “doanh nghiệp” này phát triển.
Giờ thì một thằng bạn cũ của ông muốn mua một cuốn truyện giá 5 đô, nhưng nó lại không có một xu dính túi vì đã bỏ tiền mua cổ phần. Thằng nhóc cần kiếm lại tiền ngay bây giờ, nhưng những đứa khác muốn tiếp tục đầu tư phần lãi đó. Thế nên một vài đứa và thằng nhóc mới – hãy gọi nó là Martin, tụ tập lại vào giờ ra chơi. Thằng nhóc truyện tranh bảo nó muốn bán cổ phần của mình. Thế nên nó ra giá 5 đô cho Martin. Nhưng Martin coi đó là quá đắt và ra giá 4.5 đô. Có sự chênh lệch giữa giá mua và giá bán ở đây (bid-ask spread). Có lẽ hôm nay sẽ chả ai bán được gì, vì cổ phần của công ty có “tính thanh khoản” thấp.
Một vài đứa nhóc khác tụ tập lại. Chúng nó muốn có thêm tiền ăn trưa. Bọn đó ra giá 4.75, 4.85 và 4.95 – thằng nhóc mua truyện tranh cho rằng đây là một giá rất ổn và quyết định bán. Tính thanh khoản của thị trường tăng khi nhiều đứa đến mua bán hơn.
Nhưng đối với Martin, nó đang sợ mình sẽ bỏ lỡ cơ hội béo bở (FOMO). Nó ra giá 5.10 đô để mua lại từ một thằng nhóc mới gia nhập. Nhận thấy giá cố phần tăng , những đứa khác cũng quyết định bán/mua thêm cổ phần. Mọi người bàn tán xôn xao. Một vài đứa xin thêm tiền tiêu vặt từ phụ huynh. Một vài phụ huynh biết rằng việc làm ăn của ông có lời gấp đôi sau mỗi tuần, liền bày cho con họ rằng hãy làm cò, à không, “nhân viên môi giới” và mua bán hộ cho ông bô bà bô. Ông bạn, ông đã có một sàn giao dịch nho nhỏ cho bản thân.
Phần 2: Thị trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng, bán khống, giao dịch nội gián và lũng đoạn thị trường
Tất cả những điều trên đều không ảnh hưởng tới lợi nhuận của công ty. Cổ phiếu được phát hành lần đầu tiên cho mọi người trong trường (IPO). Kể từ lúc ban đầu, công ty của ông chỉ có bán kẹo mút và đầu tư lại. Nhưng nếu mọi người muốn công ty phát triển hơn, những “cổ đông” sẽ túm tụm lai và bỏ phiếu để bán ra nhiều cổ phiếu hơn. Điều này sẽ làm suy giảm cổ phần của các cổ đông, nhưng nếu nó có ích, giá cổ phiếu sẽ tăng và mọi người sẽ được một miếng bánh nhỏ của một cái bánh bự hơn lúc đầu – nghe cũng có lý đó chứ, và họ quyết định làm vậy. Họ phát hành thêm cổ phiếu.
Và như thế, công ty Kẹo Mút (tên mã: KEMU) đang bùng nổ. Ý tôi là, công ty của ông có lãi gấp đôi mỗi tuần nên ai cũng muốn mua thêm cổ phiếu. Những vị phụ huynh trong khu và các chủ doanh nghiệp nhỏ lẻ khác cũng muốn kiếm thêm tiền. Và vì thế họ tới trường ông, hỏi giáo viên trong trường xem họ có thể vào đó mua ít cổ phiếu không ? Những giáo viên sẽ đáp lại kiểu: “Ừm… không, anh/chị/em/chú/bác không thể vào sân chơi được, các vị không đi học ở đây và đều là người lớn”. Vì lẽ đó, họ nhờ những đứa trẻ trong trường – hay còn là “nhân viên môi giới” – mua giùm họ cổ phiếu và làm một thỏa thuận với tụi nó. Nhưng những người bán luôn thay đổi giá, nên tụi nhỏ hỏi : “cô/chú/bác muốn mua cổ phiếu với giá bao nhiêu ?”. Và những quý vị đó có thể ra một “lệnh giới hạn” – họ chỉ mua với mức giá là 6.50 đô, giá cao hơn thì hủy, hay là “lệnh thị trường” – họ mua sẽ mua với bất cứ giá nào trong tầm một tiếng đồng hồ tiếp theo, hoặc là “lệnh dừng” – vì lý do nào đó họ chỉ muốn mua khi mức giá cao hơn một con số nhất định, có lẽ họ nghĩ rằng giá nó vẫn sẽ tiếp tục giảm như vậy.
Những thương vụ càng ngày càng rắc rối và tụi nhỏ không muốn làm việc không công. Người lớn (các nhà đầu tư có tổ chức) thì có rất nhiều tiền so với tụi nhỏ. Mỗi giao dịch lớn làm tăng giá của cổ phiếu. Những đứa làm môi giới sẽ được trả phí – khoảng 25 cent gì đó. Nhưng người lớn mua tầm 1000 đô cổ phiếu mỗi lần. Và ví thể một thằng nhóc rất láu cá, hãy gọi nó là Max, quyết định mua KEMU khi phụ huynh của nó mua. Và vì giá cổ phiếu bây giờ tầm 7 đô gì đó, nếu một người lớn muốn mua 1000 cổ phiếu, giá sẽ tăng khi nó phải hỏi mua từ đứa này sang đứa khác. Nó biết điều này nghĩa là giá cổ phiếu sẽ tăng mãi – vì thế nó tự mua nhiều nhất có thể và rồi bán lại cho người lớn. Đây còn được gọi là front-running.
Giáo viên biết được vụ việc và nổi giận vì front-running đẩy giá lên cao một cách bất công cho những người lớn, mà chính họ là những người đóng thuế để trả tiền lương cho giáo viên. Và vì thế, giáo viên đề ra rằng: front-running là hành động vi phạm nội quy nhà trường.
Trong lúc đó, là CEO và nhân viên duy nhất (tôi đoán vậy) của Kemuco., ông biết doanh số bán hàng mỗi tuần trước tất cả mọi người. Ông có thể “lũng đoạn thị trường” bằng cách rò rỉ thông tin đó ra ngoài. Ông có thể bảo rằng lượng bán hàng đang thấp, mua thêm cổ phiếu, rồi lại bảo: “giỡn vậy thôi “ và nhìn giá cổ phiếu phi lên nóc nhà. Giáo viên cũng ghét cay ghét đắng điều này, vì nó làm cho những người đóng thuế nổi giận. Vì thế họ bảo đây là hành vi vi phạm nội quy và đặt cho nó cái tên đầy mùi hình sự: “lũng đoạn thị trường” – đặc biệt là báo cáo sai tình hình tài chính và giao dịch nội gián.
Max – sau khi được cô giáo tha tội – nghĩ ra một ý tưởng đại tài khác. KEMU bây giờ có giá 4555 đô do tất cả phụ huynh đều đã mua nó. Nó nghĩ rằng cái thứ KEMU này giá quá cao so với thực tế. Nó đã tìm đọc phần 1 của bài ELI5 này (trẻ con cũng lên reddit à ?) và được khai sáng rằng giá cổ phiếu phải dựa vào cổ tức, mà rõ ràng cái trường làng này đâu đủ con nít để mua hàng triệu đô kẹo mút cơ chứ ? Nó quyết định chơi liều. Max sẽ đi “mượn” cổ phiếu từ một vài người lớn. Nó sẽ nợ thêm một ít lãi. Sau đó, nó tìm cách bán số cổ phiếu đó với giá thấp hơn thị trường. Sau một hồi van nài hàng xóm, nó đã sở hữu một số tiền lớn – 4555 đô – dưới dạng một cổ phiếu, và sau 30 ngày nó phải trả lại cho ông hàng xóm. Giả sử như giá tiếp tục tăng, Max sẽ gánh một khoảng nợ lớn. Rõ ràng đây là hành động rất liều lĩnh, nhưng đân chơi thì phải biết liều. Nó bán khống số cổ phiếu đó, và hỏi han tụi bạn trong trường xem tụi nó có biết cổ tức là gì không ? Có vẻ không đứa nào chịu đọc phần 1 bài ELI5 này ? Max, với sự hiểu biết uyên bác của mình về KEMU, giải thích cho tụi bạn giá trị của cố phiếu từ đâu mà có. Và như những con cừu ngơ ngác, bọn bạn liền bán tống bán tháo số cổ phiếu trước khi nó mất giá. Chỉ sau một giờ ra chơi, giá cổ phiếu tụt xuông 15 đô, và thằng Max cứ thế mà vét. Giờ đây nó đủ tiền để trả lại cho ông hàng xóm, lại bỏ túi được một khoản nho nhỏ – tầm 4540 đô. Từ hôm nay, nó sẽ ăn cơm tấm sườn bì chả mỗi trưa.
Nhưng công ty của ông thì vẫn ổn thôi – kẹo sẽ được bán đều đều (trans: Cho tới khi có đoàn thanh tra thực phẩm về, đó lại là một câu chuyện khác)
https://www.facebook.com/groups/redditvietnam/permalink/493290377735036/
——————————————-
r/explainlikeimfive
u/chaznik (17.1k points)
ELI5:Những người trong sàn chứng khoán hò hét về cái gì vậy ?
(cảnh báo bài hơi dài và rối não)
____________________
Link Reddit: https://redd.it/7smiok
____________________
u/fox-mcleod (15.2k points – x1 platinum – x8 golds)
Bài dịch cực hay của bạn Phạm Minh Đức:
https://www.facebook.com/groups/redditvietnam/permalink/493290377735036/
>u/ellesde9 (40 points)
Ai đó eli5 “option” và “calls” giúp tôi với.
>>u/Grunherz (100 points – x1 gold)
Tôi sẽ giải thích cho bạn vì những cách giải thích khác có hơi khó hiểu nên tôi sẽ giải thích nó một cách thật cơ bản.
Mỗi ngày, trong giờ giải lao, thị trường chứng khoán trong khu vui chơi lại rộn ràng tấp nập khi trẻ em mua và bán giúp bố mẹ và những người lớn khác và thị trường có vẻ đi lên.
Bob, một trong những người lớn có tiền đang đầu tư vào cổ phiếu của LOLI, vui mừng vì mình là một phần của thị trường và háo hức chờ xem giá sẽ đi đâu (hi vọng nó sẽ tăng). Có một vấn đề là ông ta cũng có một đứa con trai chuẩn bị học đại học và ông ta thật sự cần số tiền đó nên không thể để mất hết số tiền đó được. Thật sự ông ta rất sợ việc tập đoàn LOLI gặp vấn đề hoặc có một tuần tồi tệ và cổ phiếu sẽ sụt giảm đến mức vô giá trị khi ngày đóng học phí gần đến.
Max, cậu nhóc có vẻ hiểu biết về thị trường, nghe thấy điều đó và đưa ra một lời đề nghị với Bob. Max hiểu rất rõ về LOLI Corp, cậu ta tìm hiểu về tình hình tài chính của công ty, cậu ta hiểu tình hình của thị trường, và cậu ta tự tin rằng mình biết thị trường sẽ đi về đâu. Cậu ta hứa với Bob rằng, chỉ khi Bob có ý định muốn bán, Max sẽ mua cổ phiếu của ông ta với mức giá $1000 (đây gọi là mức giá xác định – Strick Price), và dù cho cổ phiếu sụt giảm xuống dưới mức mà Max hứa, cậu ta vẫn sẽ mua nó. Điều đó khiến cho Bob an tâm vì bây giờ ông ta biết nếu cổ phiếu của LOLI Corp có đi xuống đi chăng nữa, ông ta vẫn sẽ không mất hết tiền vì ông ta có thể bán cổ phiếu của mình cho Max và ít nhất vẫn thu được $1000 cho mỗi cổ phiếu, nhưng ông ta biết rằng ông không bắt buộc phải bán nếu không muốn.
Nhưng Max đâu có phải là thằng ngốc, cậu ta biết rằng dù cậu ta có tự tin vào thị trường và LOLI Corp như nào đi chăng nữa, nếu vì một lí do nào đó mà giá sụt giảm thật, cậu ta sẽ mất tiền. Cậu ta vẫn sẽ phải giữ lời hứa mua cổ phiếu của Bob với giá $1000/cổ dù cho giá trên thị trường chứng khoán có giảm xuống dưới mức đó nhiều. Để bù đắp rủi ro đó, Max thêm một số điều khoản vào lời hứa của mình:
1. Cậu ta thêm vào ngày đáo hạn (expiration date) nên lời hứa sẽ có hiệu lực trong quãng thời gian đó.
2. Lời hứa này không phải là miễn phí. Rốt cuộc, Max muốn được bồi thường khi chấp nhận rủi ro này. Mỗi lời hứa khi mua 1 cổ phiếu sẽ tốn của Bob $10. Nếu Bob có 10 cổ phiếu, ông ta phải dùng 10 x $10 để ngăn ngứa rủi ro. Bob biết đây chủ là một số tiền không nhỏ, nhưng đối với ông ta thì để đổi lấy sự an tâm thì số tiền đó là ổn, và nếu so sánh với rủi ro tiềm tàng là mất hết tiền, chi $100 không phải là một quyết định tồi. Đây chính là quyền chọn bán – Put Option.
Nó gọi là quyền chọn, bởi vì nó cho Bob lựa chọn (Có quyền, nhưng không bắt buộc) bán ở một mức giá cố định (strick price) trong một quãng thời gian nhất định ( trước ngày đáo hạn).
_________________________________
Bây giờ, hãy xem xét một trường hợp phụ huynh khác, Sally. Sally có nghe toàn bộ về việc kinh doanh thương mại của LOLI Corp và tò mò về nó nhưng không chắc chắn mình có nên tham gia thị trường hay không. Cô ta nghĩ nó có thể sinh lời khá nhiều, nhưng hiện tại thì cô ta đang kẹt tiền và không thể ném cả mấy ngàn $ vào thị trường được. Dù vậy thì Sally khá là thông minh, cô ta nhìn ra rất nhiều tiềm năng ở thị trường với LOLI Corp. Cô ta biết đứa trẻ đang điều hành công ty đó và biết mọi thứ nên cô ta nghĩ mọi thứ sẽ rất ổn. Giá mà cô ta có tiền để đầu tư.
Max, người môi giới hiểu biết của chúng ta có nghe về cô ta và có một ý tưởng, sẽ thế nào nếu cậu ta hứa mới Sally một lời hứa tương tự như với Bob. Cậu ta hứa sẽ mua cổ phiếu của Bob với một mức giá nhất định (nếu Bob muón), nhưng điều gì ngăn cản cậu ta hứa với Sally sẽ bán cho cô ta cổ phiếu của LOLI Corp ở một mức giá nhất định? Nếu vậy thì cô ta có thể mua được cổ phiếu cực kỳ đáng giá với một lức giá hời. Như vậy thì ngay lập tức sẽ có lời cho Sally.
Max đang suy ngẫm về những kết quả tiềm năng. Trong quyền chọn bán mà cậu ta bán cho Bob, viễn cảnh tệ nhất là cổ phiếu chả còn đáng giá đồng nào ($0) và cậu ta vẫn phải đứa Bob $1000 mỗi cổ phiếu. Như vậy tức là cậu ta mất $990/cổ (Max kiếm được $10 nhờ bán quyền chọn, nhưng mất $1000 để mua cổ phiếu vô giá trị của Bob = $10 – $1000 = $990). Điều đó thật tồi tệ nhưng chưa phải là ngày tận thế.
Bây giờ thì trường hợp của Sally lại là một con quái vật khác. Nếu như Max hứa bán cổ phiếu của LOLI Corp cho Sally, ví dụ ở mức $1200, nhưng giá đã lên tới $5000, và lúc đó cậu ta có khả năng mất hàng ngàn $ cho mỗi cổ phiếu (Cậu ta sẽ phải mua cổ phiếu ở mức $5000, và sau đó bán cho Sally ở mức $1200 nên sẽ lỗ $1200 – $500 = -$3800). Nếu giá còn cao hơn nữa thì sao? Sẽ không có giới hạn gía có thể tăng cao như thế nào và nếu nó càng cao thì Max càng lỗ. Như vậy thì nghe có vẻ cực kỳ rủi ro cho Max, nên cậu ta sẽ thay đổi một chút ở lời hứa này. Với $80, Max hứa sẽ trao cho Sally quyền mua một cổ phiếu ở mức giá $1200 từ cậu ta, nhưng chỉ đến một ngày đáo hạn nhất định. Đó gọi là quyền chọn mua – Call option. Nó cho Sally quyền nhưng không bắt buộc mua cổ phiếu ở một mức giá nhất định (strick price) trong một thời gian nhất định (cho đến ngày đáo hạn).
Đây là một tin tuyệt vời cho Sally! Nếu cô ta mua quyền chọn cho 10 cổ phiếu, cô ta sẽ chỉ cần dùng $800 (10 x $80). Nếu như giá tăng lên $1500, quyền chọn của cô ta giờ làtiền cả. Cô ta có thể quyết định thực hiện giao dịch và mua cổ phiếu từ Max với mức giá chỉ $1200 và bán lại trên thị trường với mức giá $1500. Điều đó sẽ mang về cho cô 300$ lãi cho mỗi cổ phiếu. Và vì cô ta mua 10 quyền chọn, cô ta có thể thu về 10 x -$80 + 10 x $300 = $2200 lãi ròng ngay lập tức.
____________________________________________________
Quyền chọn có cả đống cách dùng hơn là 2 minh hoạ bên trên. Hai cái trên chỉ là hai cái cực kỳ cơ bản, nhưng bạn có thể làm cả tá thứ thú vị nếu bạn kết hợp cả quyền chọn mua và quyền chọn bán, giữ cổ phiếu hay bán cổ phiếu. Hầu hết người sử dụng quyền chọn là để phòng ngứa rủi ro hay có thể dự đoán về cổ phiếu mà không cần phải bao tiền ra mua cổ phiếu đó.
Các tuỳ chọn là công cụ phái sinh vì như bạn có thể thấy bên trên, giá trị của chúng được lấy theo một nền tảng có sẵn như cổ phiếu hay trái phiếu chẳng hạn. Đó là cơ sở để xác định xem tuỳ chọn có tạo ra tiền cho người giữ hay không hoặc mất tiền cho người nắm giữ.
https://www.facebook.com/groups/redditvietnam/permalink/922082608189142/