Trau dồi trí tuệ khiêm tốn cùng tư duy cởi mở
Tác giả: Mukundarajan V N| 2/9/2021| 3 phút đọc
________
Trí tuệ (intelligence) và sự thông minh (smartness) là thuộc tính được đánh giá cao trong một xã hội hướng đến tri thức. Một bộ óc thông minh có khả năng tiếp thu, nghiền ngẫm kiến thức và áp dụng chúng để đổi mới cùng giải quyết các vấn đề.
Sự thông minh (smartness) là hành vi của trí tuệ trái ngược với hành vi không thông minh hoặc ngu ngốc.
Vậy trí tuệ và sự thông minh có khiến chúng ta hành xử mặc định một cách lý trí hay khiến chúng ta xem xét lại niềm tin của mình khi đối mặt với những bằng chứng mới không? câu trả lời là không.
Nói cách khác, trí tuệ và sự thông minh khiến chúng ta mắc kẹt trong nhiều thiên kiến nhận thức khác nhau. Những thứ giúp chúng ta ghi điểm cao trong bài kiểm tra IQ hoặc hành xử thông minh càng củng cố thành kiến mà ta có. Đây là một nghịch lý muôn thuở ở tình trạng của con người.
Trong cuốn sách “Think again: The Power of Knowing What You Don’t Know” (Tạm dịch: Ngẫm lại: Quyền năng của biết những gì bạn chưa biết), Adam Grant đề cập đến nghiên cứu được đăng trên tạp chí the Journal of Experimental Psychology đã thiết lập một quan điểm rằng, điểm IQ của bạn càng cao bao nhiêu thì khả năng rơi vào những định kiến của bạn càng lớn bấy nhiêu.
Các bài kiểm tra IQ tập trung vào việc đo lường khả năng suy luận trừu tượng và số học. Sau đó là về khả năng xác định kiểu mẫu, một kỹ năng cần thiết của con người. Cùng lúc đó, kỹ năng nhận dạng kiểu mẫu biến thành một sự ngụy biện về nhận thức thay vì trở thành một lợi thế về nhận thức.
Adam Grant cũng trích dẫn một bài nghiên cứu được đăng trên Behavioural Public Policy cho biết, bạn càng thông minh thì bạn càng có thể gặp khó khăn trong việc thay đổi niềm tin của mình.
Thiên kiến xác nhận là những lỗi tư duy ngăn cản chúng ta đánh giá dữ liệu và các bằng chứng khác một cách khách quan. Thậm chí những người có chỉ số IQ cao như Albert Einstein và Edison cũng không thể vượt qua thiên kiến xác nhận – nhìn nhận những điều chúng ta muốn thấy và nghiêng về những thứ ta khao khát – những thứ mà ta muốn thấy.
Lập luận có động cơ cũng liên quan đến thiên kiến không xác nhận – xu hướng đặc biệt hoài nghi về các bằng chứng không đúng với mục tiêu của chúng ta.
Einstein phản đối cuộc cách mạng lượng tử sau khi xây dựng thuyết tương đối của mình. Edison đã bị đóng đinh vào dòng điện một chiều (DC) dù ông biết rõ những nhược điểm của nó.
Những người thông minh cũng mắc phải thiên kiến “Tôi không phải là người thiên kiến”, là mù quáng trước những lời ngụy biện của chính mình trong khi cố gắng bóc trần niền tin sai lầm của người khác. Đây cũng được biết đến như điểm mù thiên kiến.
……..
Điểm bất tương xứng giữa trí tuệ và lý trí
Bài test IQ không thể đo lường được lý trí. Trong cuốn sách “The Intelligence Trap” (Tạm dịch: Cái bẫy trí tuệ) của tác giả David Robson, ông đề cập đến điểm bất tương xứng giữa trí tuệ và lý trí như “chứng loạn lý trí” (Dysrationalia).
Giải thích:
Dysrationalia: Được định nghĩa là không có khả năng suy nghĩ và hành xử hợp lý mặc dù có đủ độ thông minh. Đây là một khái niệm trong tâm lý học giáo dục và không phải là một chứng rối loạn lâm sàng như rối loạn suy nghĩ. Dysationalia có thể giúp giải thích tại sao những người thông minh lại rơi vào các mô hình Ponzi và các cuộc gặp gỡ lừa đảo khác.
Mô hình Ponzi (tiếng Anh: Ponzi Scheme) dùng tiền của người đến sau trả cho người đến trước. Người tham gia sẽ bị thu hút bởi khoản tiền lớn được hứa hẹn nhưng thực chất khoản tiền mà họ đầu tư chỉ để trả cho người đi trước, ngụy trang dưới danh nghĩa “lợi nhuận”.
Ông định nghĩa tính duy lý là “Năng lực của chúng ta trong việc đưa ra các quyết định tối ưu cần thiết nhằm đáp ứng các mục tiêu đã đề ra, với các nguồn lực ta có và hình thành niềm tiên dựa trên các chứng cứ, logic và lý luận đúng đắn.
Tác giả Conan Doyle, người tạo ra tiểu thuyết lẫy lừng Sherlock Holmes tin vào những hiện tượng huyền bí. Ông bị chứng rối loạn lý trí.
Các chuyên gia cũng mắc phải chứng “chủ nghĩa giáo điều thu thập” (Earned Dogmatism) – niềm tin rằng kiến thức chuyên môn cho phép họ có một tư duy khép kín và lờ đi những quan điểm của người khác.
Các lựa chọn cho IQ đã tồn tại nhưng vẫn chưa được chấp nhận một cách rộng rãi. Robert Sternberg của Đại học Cornell đã đề xuất một học thuyết ba bên về trí thông minh thành công. Học thuyết này kiểm tra ba loại trí thông minh – thực tế, phân tích và sáng tạo.
Nhà khoa học nhận thức Keith Stanovich đã đề xuất tỉ số lý trí (Rationality Quotient – RQ).
Những học thuyết thay thế này vẫn nằm ngoài đường biên của khả năng chấp nhận học thuật.
Làm thế nào để vượt qua bẫy trí tuệ?
Adam Grant đề xuất rằng chúng ta nên suy nghĩ như một nhà khoa học. Tư duy khoa học mang tính mở. Các nhà khoa học thực hành tư duy cởi mở tích cực. Họ tìm ra lý do tại sao họ có thể sai hơn là củng cố lý do tại sao họ đúng. Họ sửa đổi ý kiến của mình khi phát hiện ra các bằng chứng mới.
Khoa học khám phá những ý tưởng mới và tránh đi ý thức hệ.
Một trí tuệ khiêm nhường sẽ giúp chúng ta tránh các suy nghĩ thiên kiến. Khả năng và sự sẵn sàng sửa đổi kiến thức và học hỏi dựa trên các bằng chứng mới sẽ giúp ta tránh xa những suy luận có động cơ.
Tạm kết
Chỉ trí tuệ thông là không đủ để suy nghĩ và hành động một cách lý trí, bởi lẽ sự tự tin quá mức về kiến thức và khả năng của chúng ta bẫy chúng ta vào vô số các thiên kiến nhận thức.
Chúng ta không thiếu các công cụ tinh thần để ngăn chặn sự sai lệch và thiên kiến chiếm đoạt suy nghĩ của chúng ta. Ví dụ như nhà khoa học quá cố, Carl Sagan đã đề xuất Baloney Detection Kit – một bộ công cụ giúp ta ngăn chặn niềm tin sai lầm, tuyên truyền những điều sai lệch và để chúng chiếm được trí tuệ của ta.
Để gắn kết bản thân với những kiến thức mới, chúng ta cần suy nghĩ lại và học lại để tránh mắc kẹt trong những ngụy biện nhận thức của chính mình.
https://www.facebook.com/groups/vietnamquora/permalink/3052634191636363/
https://medium.com/illumination/how-intelligence-and-smartness-trap-us-in-a-biased-mindset-aed762bcca80